3 nhóm người đặc biệt dễ mắc ung thư: Việc đi khám sàng lọc là không được trì hoãn |
Viết bởi Mai Ngọc |
Thứ tư, 19/02/2020, 15:37 GMT+7 |
Mặc dù đã có nhiều lời khuyến cáo về những nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc ung thư nhưng việc đi khám sớm vẫn chưa được quan tâm đủ. Đây là lời khuyên dành cho bạn.
Người có nguy cơ cao mắc ung thư thì nên theo dõi sớm Cùng với sự cải thiện nhận thức về sức khỏe của mọi người, ngày càng có nhiều người chủ động áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa ung thư. Trong đó, phát hiện, khám chẩn đoán và điều trị sớm ung thư là rất quan trọng. Do đó, các xét nghiệm sàng lọc ung thư liên quan có ý nghĩa lớn trong việc ngăn ngừa ung thư. Nhưng bạn có biết, ai sẽ nên ưu tiên việc khám ung thư sớm? Sau đây là 3 nhóm người có nguy cơ cao hơn, cần phải khám sàng lọc sớm để phòng ngừa hiệu quả. 1. Những người có triệu chứng bất thường liên quan đến ung thư Sự xuất hiện và phát triển của ung thư không xảy ra trong một đêm. Đây là một bệnh mãn tính và lâu dài. Do đó, khi cơ thể phát triển các triệu chứng liên quan đến ung thư, đừng bỏ qua nó một cách dễ dàng, các xét nghiệm cần thiết vẫn nên được thực hiện. Nhìn chung, các tế bào ung thư sinh sôi nảy nở và biệt hóa vô thời hạn, đòi hỏi một lượng năng lượng lớn, tiêu thụ nghiêm trọng cơ thể và cướp đi năng lượng cần thiết cho quá trình chuyển hóa tế bào bình thường. Bệnh nhân ung thư thường sẽ có triệu chứng giảm cân nhanh chóng, vì dinh dưỡng ăn vào hành ngày sẽ bị các tế bào ung thư "tiêu thụ" hết, nên cơ thể bị suy dinh dưỡng và thậm chí là thiếu máu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ có biểu hiện suy nhược, nghĩa là cơ thể gầy gò, sức đề kháng thấp, tinh thần suy nhược và thậm chí sẽ xảy ra hiện tượng sốt không rõ nguyên nhân. Do đó, khi bạn cảm thấy rằng cân nặng của bạn đang giảm nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, bạn phải cảnh giác với sự xuất hiện của bệnh ung thư. Các bệnh ung thư khác nhau có các triệu chứng khác nhau liên quan đến chúng. Ví dụ, bệnh nhân ung thư trực tràng sẽ trải qua những thay đổi về hình dạng của phân và thói quen đại tiện, bệnh nhân ung thư gan mất cảm giác ngon miệng và không thể ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, bệnh nhân ung thư dạ dày bị đau dạ dày và đi tiêu ra máu. Nói tóm lại, khi cơ thể có những triệu chứng bất thường như vậy, đừng coi thường nó. Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối chính là kết quả của việc thiếu các cuộc hẹn với bác sĩ để thăm khám y tế kịp thời. Ngoài những người có triệu chứng bất thường cần kiểm tra để sàng lọc ung thư, bệnh nhân bị tổn thương tiền ung thư cũng cần được xem xét thường xuyên để ngăn ngừa ung thư. 2. Người bị tổn thương tiền ung thư Các tổn thương tiền ung thư là tiền thân cho sự phát triển của ung thư thành các mô và có liên quan mật thiết đến sự khởi phát của ung thư. Hiện tại có 8 tổn thương tiền ung thư phổ biến nhất. 1. Người bị chứng đốm trắng niêm mạc, chủ yếu là đốm trắng ở khoang miệng, đường tiêu hóa, âm đạo và niêm mạc mô khác. 2. Viêm dạ dày mãn tính và viêm dạ dày teo. 3. Xói mòn cổ tử cung, chủ yếu là xói mòn cổ tử cung thể nặng (viêm cổ tử cung lâu ngày). 4. Tăng sản tuyến vú. 5. Bệnh viêm giác mạc ở người già 6. Bệnh khô da sắc tố 7. Bệnh polyp đường tiêu hóa, đặc biệt là polyp có tính di truyền trong gia đình, nhiều polyp. 8. Bệnh khối u lành tính. Lấy bệnh viêm dạ dày làm ví dụ, viêm dạ dày trong thời gian lâu dài sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, và sự phát triển của quá trình này sẽ làm nặng thêm tình trạng loét dạ dày, càng tiến gần hơn đến nguy cơ xuất hiện ung thư dạ dày. Do đó, những người bị tổn thương tiền ung thư cần điều trị kịp thời các bệnh này và họ cần được khám kiểm tra thường xuyên. Ngoài các tổn thương tiền ung thư có thể dễ dàng gây ung thư, còn có các yếu tố nguy cơ cao khác cần sự cảnh giác của chúng ta, và những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư này cũng cần phải trải qua các xét nghiệm sàng lọc ung thư có liên quan. 3. Những người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư Có nhiều yếu tố gây ung thư cho các tế bào bình thường, bao gồm cả vật lý, hóa học và sinh hóa và một số bệnh ung thư cũng bị ảnh hưởng về mặt di truyền. Các yếu tố vật lý bao gồm tia cực tím, bức xạ điện tử, vật chất hạt trong không khí, v.v. Những người làm việc ngoài trời thường tiếp xúc với quá nhiều phóng xạ trong một thời gian dài, dễ gây ung thư da, có nhiều bụi trong không khí trong môi trường làm việc của những người làm nghề khai thác quặng, dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các yếu tố hóa học chủ yếu đề cập đến các hóa chất độc hại gây ung thư, bao gồm cả việc chuyển đến một ngôi nhà mới, mà mọi người đã thảo luận nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Vật liệu trang trí nội thất mới và đồ nội thất mới có thể chứa các hóa chất độc hại gây ra bệnh bạch cầu. Do đó, bạn nên để thông thoáng căn nhà mới của mình ít nhất 15 ngày trước khi chuyển đến ở. Việc lựa chọn đồ nội thất cũng cần phải rất thận trọng. Đồ nội thất không có mùi lạ không có nghĩa là không có chất gây ung thư. Các yếu tố sinh học bao gồm các vi sinh vật khác nhau, nấm mốc trong thực phẩm hư hỏng có thể gây ung thư tế bào gan, nhiễm HBV là nguyên nhân quan trọng của bệnh xơ gan và bệnh nhân ung thư gan. Nhiễm HPV là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Nhiều bệnh nhân ung thư biểu mô vòm họng và ung thư là người mang virus EB. Ung thư gan, ung thư vú và ung thư trực tràng có khuynh hướng di truyền đáng kể. Những người có tiền sử gia đình mắc loại bệnh này có nguy cơ mắc ung thư cao hơn và bạn nên chú ý kiểm tra thường xuyên. Ngoài ra, người già, thậm chí không có tiền sử tiếp xúc với các chất gây ung thư nguy hiểm này, cần được kiểm tra thường xuyên để phòng ngừa ung thư. Rốt cuộc, bạn càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị ung thư. *Theo Health/QQ Theo Vân Hồng/CafeF.vn - 19/2/2020 Link nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/doi-song/3-nhom-nguoi-dac-biet-de-mac-ung-thu-viec-di-kham-sang-loc-la-khong-duoc-tri-hoan-8202018291517479.htm Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|