Suy tim - hiểm họa khôn lường đối với sức khỏe |
Viết bởi Mai Ngọc |
Thứ sáu, 03/08/2018, 08:29 GMT+7 |
Tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim không thể đoán trước được, bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, quá trình điều trị và khả năng phục hồi. Tuy nhiên, khi bệnh đã bước sang giai đoạn 3 hoặc 4, khả năng sống sót là cực kì thấp. Suy tim là một trạng thái mà ở đó tim bị suy giảm khả năng bơm máu, dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe người bệnh. Suy tim là gì? Bệnh này còn được gọi là suy tim sung huyết, xuất hiện khi cơ tim không tiếp tục bơm máu. Một số điều kiện như động mạch trong tim bị hẹp (động mạch vành) hay huyết áp cao dần dần sẽ khiến tim trở nên quá yếu, mất khả năng bơm máu hiệu quả như trước. Một khi mắc phải tình trạng này, việc chữa khỏi hoàn toàn là điều khá khó khăn, tuy nhiên bạn có thể khắc phục những triệu chứng của chúng, giúp kéo dài tuổi thọ. Căn bệnh này có thể diễn ra cả theo mãn tính và cấp tính. Triệu chứng khi mắc bệnh Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tim suy yếu thường gặp bao gồm: - Khó thở khi vận động mạnh hoặc nằm xuống; - Mệt mỏi, sức khỏe suy giảm; - Sưng (phù) ở mắt cá chân hoặc bàn chân; - Nhịp tim nhanh bất thường; - Giảm khả năng tập thể dục; - Ho dai dẳng hoặc thở khò khè, đờm có màu trắng hoặc hồng; - Hay tiểu đêm; - Sưng bụng (cổ trướng); - Tăng cân nhanh chóng (do cơ thể giữ nước); - Không còn thèm ăn, dễ buồn nôn; - Khó tập trung, giảm tỉnh táo; - Thở dốc đột ngột, ho ra chất nhầy màu hồng hoặc có bọt; - Đau ngực. Nguyên nhân suy tim Tình trạng này xảy ra khi tim bị suy giảm chức năng hoặc bị xơ cứng. Khi tâm thất trở nên cứng và không lấp đầy máu giữa các nhịp, hoặc tâm thất giãn nở quá mức khiến tim không thể bơm máu một cách hiệu quả, tình trạng suy tim sẽ xuất hiện. Đa phần hiện tượng này xuất hiện bắt đầu từ tâm thất trái Người ta chia bệnh này theo 3 dạng chính sau: - Suy tim trái: Chất lỏng có thể trào ngược trong phổi, gây nên tình trạng khó thở. - Suy tim phải: Chất lỏng có thể trào ngược vào bụng, chân và bàn chân, gây phù nề. - Suy tim toàn bộ: Xuất hiện tình trạng ở cả hai bên trái và phải. Một số căn bệnh cụ thể có khả năng gây ra căn bệnh này bằng cách làm xơ cứng cơ tim là: - Bệnh động mạch vành và đau tim; - Huyết áp cao; - Hỏng van tim; - Cơ tim bị tổn thương; - Viêm cơ tim; - Khuyết tật tim bẩm sinh; - Nhịp tim bất thường; - Các bệnh mãn tính: Tiểu đường, HIV, cường giáp, suy giáp, tích tụ sắt hoặc protein, …; - Các bệnh cấp tính: Vi rút tấn công, nhiễm trùng, dị ứng, máu đông trong phổi, tác dụng phụ của thuốc, … Phân loại suy tim Theo lâm sàng - Suy tim độ 1: Vận động thể lực không gặp khó khăn, sinh hoạt bình thường. - Suy tim độ 2: Dễ mệt, hồi hộp hoặc khó thở khi vận động mạnh. - Suy tim độ 3: Khó chịu kể cả khi di chuyển, thường xuyên mệt mỏi, lờ đờ. Theo rối loạn chuyển hóa - Giảm sản xuất năng lượng (thiếu oxy hoặc canxi). - Giảm dự trữ năng lượng. - Không sử dụng được năng lượng. Theo cơ chế bệnh sinh - Quá tải về thể tích hoặc áp lực: huyết khối, tắc mạch, hẹp hở van tim, … - Bệnh về tim mạch: viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, nhịp tim rối loạn, … - Bệnh ngoài tim mạch: tiểu đường, HIV, … Nguy cơ mắc phải Chỉ cần mắc một trong số những yếu tố dưới đây cũng có thể khiến bạn mắc chứng bệnh tim suy yếu, đặc biệt từ 2 yếu tố trở lên thì nguy cơ mắc bệnh sẽ vô cùng cao: - Huyết áp cao; - Bệnh động mạch vành; - Đau tim; - Bệnh tiểu đường; - Tác dụng phụ từ thuốc trị tiểu đường, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc gây mê, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc điều trị huyết áp cao, ung thư, thần kinh, …; - Chứng ngưng thở khi ngủ; - Khuyết tật tim bẩm sinh; - Hở van tim; - Nhiễm vi rút; - Hút thuốc và/hoặc uống rượu; - Béo phì; - Nhịp tim bất thường. Người mắc bệnh suy tim sống được bao lâu? Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa máu trong cơ thể. Tuổi thọ của người mắc bệnh về tim không thể đoán trước được, bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, quá trình điều trị và khả năng phục hồi. Tuy nhiên, khi tình trạng tim suy yếu đã bước sang giai đoạn 3 hoặc 4, khả năng sống sót là cực kì thấp. Điều trị bệnh như thế nào? Điều trị căn bệnh nguy hiểm này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Điều trị vào giai đoạn đầu giúp các triệu chứng được cải thiện một cách nhanh chóng, nhưng bạn vẫn cần kiểm tra thường xuyên sau mỗi 3-6 tháng. Thuốc Giai đoạn đầu của suy tim có thể được điều trị bằng thuốc để giảm các triệu chứng và ngăn bệnh phát triển tệ hơn. Các loại thuốc này có khả năng: - Cải thiện khả năng bơm máu của tim; - Giảm cục máu đông; - Giảm nhịp tim (nếu cần thiết); - Loại bỏ natri dư thừa và bổ sung kali; - Giảm cholesterol. Phẫu thuật Đôi khi thuốc không thể điều trị hoàn toàn căn bệnh này mà phải nhờ đến những thủ thuật khó hơn để can thiệp. - Phẫu thuật bắc cầu mạch vành; - Nong mạch; - Cấy máy điều hòa nhịp tim; - Cấy ghép tim (thường áp dụng vào giai đoạn cuối). Cách phòng bệnh Một lối sống lành mạnh giúp điều trị suy tim và ngăn ngừa căn bệnh này ngay từ đầu. Giảm cân và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bênh Giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng là một cách để phòng các bệnh về tim mạch. Một số thói quen lành mạnh khác mà bạn nên áp dụng là: - Hạn chế uống rượu và đồ uống có cồn; - Không hút thuốc lá; - Tránh các thực phẩm giàu chất béo; - Ngủ đủ giấc. Theo Hoàng Lan/Khampha.vn - 2/8/2018 Link nguồn: http://khampha.vn/suc-khoe/suy-tim-hiem-hoa-khon-luong-doi-voi-suc-khoe-c11a668108.html Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|