top-banner-2

Thứ sáu, 01/12/2017, 12:58 GMT+7

Điều cần biết về 'quả bom hẹn giờ' đáng sợ trong mạch máu

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 01/12/2017, 12:58 GMT+7

Các cục máu đông tụ lại thành khối lớn, trốn trong đường đi của huyết quản và trở thành "kẻ giết người thầm lặng" vô cùng nguy hiểm.

Những con số giật mình

Thống kê cho thấy cứ 45 giây, toàn cầu có 1 người bị tai biến mạch máu não và 3 phút có 1 ca tử vong do bệnh này gây ra. Đây được xem là kẻ thù số 1 của sức khoẻ và tuổi thọ của con người.

Các bệnh - Điều cần biết về “quả bom hẹn giờ” đáng sợ trong mạch máu

cuc-mau-dong-vanhoadoanhnhan

Làm tan cục máu đông chính là biện pháp hàng đầu giúp ngăn ngừa đột quỵ não. (Ảnh minh họa: Internet).

Kết quả của một cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ và hơn 20 quốc gia về nguyên nhân tử vong của nhóm người trên 65 tuổi do tổ chức Y tế thế giới thực hiện cho thấy, số người chết vì bệnh tim mạch và mạch máu não chiếm hơn 70% tổng số ca tử vong. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị tai biến mạch máu não, làm gần 100.000 người tử vong.

Cục máu đông – “quả bom hẹn giờ” trong mạch máu

Theo các nghiên cứu y khoa , phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não trước khi xuất hiện bệnh có tỉ lệ huyết khối trong máu khá cao. Tờ Trí Thức Trẻ cho hay, các cục máu đông này tụ lại thành khối lớn, trốn trong đường đi của huyết quản và trở thành "kẻ giết người thầm lặng" vô cùng nguy hiểm.

Khi các cục máu đông này tụ tập càng nhiều thì nguy cơ tấn công sức khỏe càng cao, nhiều lúc sẽ trở tay không kịp, nó được ví là "quả bom hẹn giờ" nhưng chúng ta thường sẽ không biết nó "hẹn" giờ nào để mà triệt phá.

Được biết, 80% trường hợp đột quỵ não gây nên bởi sự xuất hiện của cục máu đông do nhiều yếu tố nguy cơ khác như: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, mỡ máu, tiểu đường, béo phì,…

Đáng chú ý, PGS.TS Nguyễn Minh Hiện, Trưởng khoa Đột quỵ, bệnh viện Quân y 103 chia sẻ trên tờ Tiền Phong rằng, tỉ lệ bị đông máu ở người cao tuổi rất cao, bởi khi tuổi càng cao, hiệu suất sản xuất và chất lượng plasmin suy giảm.

Plasmin là enzym duy nhất trong cơ thể có khả năng trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi huyết), từ đó gây tan cục máu đông. Điều này dẫn đến có một lượng sợi huyết dư thừa lưu thông trong máu, làm cho nguy cơ hình thành cục máu đông tăng lên.

Khi xuất hiện tại não, cục máu đông sẽ gây tắc nghẽn dòng máu, làm cho việc lưu thông máu bị gián đoạn, gây ra thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não). Lúc này, người bệnh đột nhiên chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu không rõ nguyên nhân, bị giảm thị lực, nói khó, yếu hoặc bị liệt hẳn một bên tay chân, liệt nửa người…

Một số biện pháp ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông

- Vận động nhiều

- Có chế độ dinh dưỡng cân đối, giàu vitamin và khoáng chất

- Bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu

- Thận trọng với thuốc tránh thai

Theo N.H - nguoiduatin.vn - 01/12/2017

Link nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/dieu-can-biet-ve-qua-bom-hen-gio-dang-so-trong-mach-mau--a349428.html


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Điều cần biết về 'quả bom hẹn giờ' đáng sợ trong mạch máu

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc