Những liệu pháp giúp đẩy lùi stress cao độ |
Viết bởi An An |
Thứ tư, 02/08/2017, 17:08 GMT+7 |
Sự căng thẳng (stress) đã trở thành một từ ngữ quen thuộc với cuộc sống hiện nay của chúng ta. Thật khó tin rằng thuật ngữ chỉ mới xuất hiện cách đây hơn 50 năm, do bác sĩ người Hungary Hans Selye “tạo ra”.
Thiền định và yoga giúp giảm stress, tâm trí an lạc, cải thiện toàn diện sức khỏe thể chất Khi đó, ông quan sát các bệnh nhân của mình và phát hiện ra rất nhiều người trong số họ có những biểu hiện giống hệt nhau, đó là “trông có vẻ bị bệnh”. Khi đó, hệ miễn dịch, hệ nội tiết bị biến đổi và cơ thể thay đổi theo chiều hướng tiêu cực kể cả sinh lý lẫn tâm lý. Stress có thể trực tiếp và gián tiếp góp phần vào sự rối loạn chung của cơ thể, tinh thần và tác động mạnh mẽ đến các chức năng cơ quan trong cơ thể con người. Căng thẳng sẽ làm tăng mức cortisol trong cơ thể. Căng thẳng kéo dài có thể là một yếu tố góp phần trong bệnh tim, huyết áp cao, đột quỵ và các bệnh khác. Một nghiên cứu khác cho thấy stress chiếm 30% nguyên nhân gây ra bệnh vô sinh. Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của “cộng đồng mạng” giúp mọi người dễ dàng theo dõi những mối quan hệ bạn bè, người thân hay thậm chí đối thủ, những người mà đôi khi bản thân không ưa thích, biết họ đang làm gì, nghĩ gì cũng như nắm rõ thông tin cá nhân của ai đó một cách dễ dàng. Nhưng đi kèm sự thuận tiện trong việc dễ dàng nắm bắt thông tin, người ta tự khiến cho bản thân quá tải và không thể kiểm soát những điều quan trọng trong cuộc sống, rơi vào trạng thái bực tức vì những thứ ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Trên thế giới, ngành dịch vụ tâm lý rất phát triển. Tại các quốc gia phát triển, nhiều người đồng hành cùng các bác sĩ tâm lý để giữ cho tinh thần họ ổn định. Tuy nhiên tại Việt Nam, phần lớn người Việt Nam có khuynh hướng tự giữ, tự phân tích, tự giải quyết những vấn đề bất ổn tâm lý của mình và thường ngại ngần tìm đến các dịch vụ tâm lý. Điều này dẫn đến, một khảo sát cho thấy người Việt có chỉ số hạnh phúc cao, nhưng thực tế, số lượng người bị trầm cảm đang tăng rất nhanh. Một số biểu hiện của stress cao độ có thể dẫn đến trầm cảm Chỉ cần có ít nhất hai trong các dấu hiệu trên thì đời sống tinh thần của bạn đã đến giai đoạn “báo động”: (1) Cảm thấy mất kiểm soát trong cuộc sống (ví dụ “cảm thấy” mình phải làm nhiều điều không muốn); (2) Cảm thấy lo lắng, bất an và căng thẳng không hiểu lý do, hoặc trong thời gian dài không cảm nhận được niềm vui hay sự tích cực, luôn ở trong trạng thái áp lực và hết năng lượng; (3) Cảm thấy quá tải trong cuộc sống hằng ngày, phải hy sinh nhiều nhu cầu cơ bản của cá nhân; (4) Cảm thấy không thỏa mãn với những gì đang có trong thời gian dài; (5) Dễ bị kích động cảm xúc, dễ nổi nóng; (6) Cảm thấy cuộc sống không có gì đáng trông đợi; (7) Cảm thấy bản thân không có giá trị để tồn tại, cảm thấy mình rất vô dụng; (8) Trí nhớ và khả năng tập trung suy giảm rất nhanh; (9) Không muốn giao tiếp hay tâm sự với người khác, thu hẹp bản thân trong thời gian dài, luôn cảm thấy cô độc, không có ai hiểu mình. Hầu hết những người ở giai đoạn xuất hiện các biểu hiện trên thường suy nghĩ luẩn quẩn và không tự tách mình ra khỏi các vấn đề để tìm thấy cách giải quyết mà càng lúc càng đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Chính tính chất rủi ro và nguy hiểm của nó mà trên thế giới, rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề đã được nghiên cứu và phát triển. Stress cao độ được giải quyết bằng các liệu pháp sau: 1. Life coach (khai vấn cuộc sống) Người huấn luyện viên đặt ra các câu hỏi cho người được tham vấn (coachee) mà không để quan điểm cá nhân hay sự phán xét xen vào. Từ đó giúp người được tham vấn dần dần bình tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi quan điểm xã hội mà nhìn nhận vấn đề và tự đưa ra được giải pháp phù hợp cho bản thân. Life coach không phải là đem kinh nghiệm giải quyết vấn đề của người này đưa cho người khác mà thông qua các câu hỏi thuần khiết giúp bệnh nhân hệ thống hóa lại các sở thích, hệ giá trị và mong muốn. Life coach đang là xu hướng mới để giải quyết stress. Life coach đặc biệt phù hợp với những người đang hoang mang, không tìm ra cách xử lý nguyên nhân gây stress, giúp bệnh nhân đưa ra được kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề. Nhược điểm của Life coach là cần nhiều thời gian để coachee tự nhìn nhận cảm xúc, nguyên nhân vấn đề và đưa ra cách giải quyết. Life coach đang là xu hướng mới để giải quyết stress 2. Sinh trắc vân tay Đây là ngành khoa học mà thông qua các chỉ số tính cách, năng lực được máy phân tích sẽ cho thấy một tấm bản đồ bẩm sinh về tính cách, sở thích, sở trường, sở đoản của mỗi người. Đặc biệt, kết quả sinh trắc vân tay giúp mỗi người nhận ra mình thường vui vì điều gì, buồn vì điều gì, thích được người khác đối xử như thế nào. Từ đó, giúp những người trong cuộc thấu hiểu và thay đổi cách giao tiếp lẫn nhau để hòa hợp hơn, giảm bớt mâu thuẫn hơn. Phương pháp này phù hợp với những người cảm thấy cô độc, không ai hiểu mình hoặc chính mình cũng không hiểu được bản thân có năng lực gì, có tính cách gì, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với người khác. Nhược điểm của sinh trắc vân tay là đôi khi con người bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và xã hội nên kết quả không còn chính xác 100% ở thời điểm hiện tại và phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm, năng lực của người phân tích bảng kết quả. 3. Thiền định và yoga Đã được rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh giúp giảm stress, tâm trí an lạc, cải thiện toàn diện sức khỏe thể chất. Phương pháp này phù hợp với những người hay suy nghĩ tiêu cực, luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng, suy giảm trí nhớ và dễ bị kích động về cảm xúc, cảm thấy mất kiểm soát trong cuộc sống. Đây là phương pháp phục hồi tự nhiên, áp dụng được cho tất cả mọi người nhưng cần nhiều thời gian để cảm nhận sự thay đổi toàn diện. Tuy nhiên, có rất nhiều người không vượt qua được sức ì của bản thân nên không duy trì thực hành đều đặn, không cảm thấy hiệu quả. Mặt khác, tập yoga hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào năng lực của giáo viên hướng dẫn. 4. Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP) Là ngành khoa học về tư duy và tâm trí giúp người thực hành NLP biết cách tự điều khiển tư duy của mình về hướng tích cực hơn và đưa ra được kế hoạch hành động để thay đổi cuộc sống. Phương pháp này phù hợp với những người suy nghĩ tiêu cực, hoang mang không hiểu bản thân. Tuy nhiên có nhược điểm là nhiều khi con người tự định hướng tư duy của mình trên nền tảng căng thẳng trước đó hoặc trên nền tảng quan điểm chung của xã hội, dẫn đến sự khiên cưỡng khi thay đổi. 5. Tư vấn tâm lý Là ngành khoa học tâm lý đã ra đời từ rất lâu. Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ đánh giá, đưa ra kết quả và lời khuyên hỗ trợ bạn giải quyết tình huống của mình. Một số tình huống sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc hỗ trợ. Phương pháp này phù hợp với những người có những chấn thương tâm lý từ nhỏ dẫn đến suy nghĩ và hành động lệch lạc khi trưởng thành. Tuy nhiên nhược điểm của các loại thuốc tây hướng vào não bộ và tâm trí thường có ảnh hưởng đến đề kháng của cơ thể và khiến hệ tiêu hóa bị suy giảm về chức năng. Các phương pháp trên đều có thể được đồng thời kết hợp với nhau theo từng giai đoạn để giúp bạn dần dần nhận ra các nguyên nhân sâu xa bên trong, hiểu rõ những người xung quanh và nhận biết mong muốn của mình, giúp bạn bình tĩnh, không nóng vội rồi từ đó tìm thấy giải pháp giải quyết hoặc biết cách chấp nhận thực tế. Tuy nhiên, nó chỉ thật sự có hiệu quả khi bạn tìm đến các chuyên gia trong ngành thay vì tự “ôm” lấy phiền muộn và cố tìm cách thoát ra trong trạng thái tiêu cực. Theo Doanh nhân Sài Gòn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|