top-banner-2

Thứ bảy, 21/05/2016, 11:48 GMT+7

Các bậc phụ huynh đừng để mất con vì nhiễm độc chì

Viết bởi An An   
Thứ bảy, 21/05/2016, 11:48 GMT+7

Nhiễm độc chì là tình trạng nhiễm độc kim loại nặng dễ gặp phải ở trẻ em dưới 6 tuổi cho trẻ hấp thụ tới 70% hàm lượng chì và có thể dẫn tới rối loạn hành vi hay thậm chí là tử vong.

Các bậc phụ huynh đừng để mất con vì nhiễm độc chì

Nhiễm độc chì xảy ra khi lượng chì trong cơ thể tích tụ ở mức cao, nhiễm độc chì thường xảy ra trong khoảng thời gian vài tháng tới vài năm khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chì từ các nguồn bên ngoài. Chỉ với một lượng nhỏ chì thôi cũng có thể gây hại nghiêm trọng tới sức khoẻ, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp tới nhiễm độc chì đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi.

Khi cơ thể nhiễm độc chì, hệ thần kinh cũng như sự phát triển cơ thể sẽ bị rối loạn, khi chì trong cơ thể đạt mức cao có thể dẫn tới tử vong. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương. Nhiễm độc chì đã được ghi nhận từ thời La Mã cổ đại, Hy Lạp cổ đại, và Trung Quốc cổ đại.

Những tác hại nghiêm trọng khi nhiễm độc chì

Chì là một loại kim loại nặng và bị giới hạn trong nhiều sản phẩm để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Khi nhiễm chì, kim loại này sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận cơ thể khác nhau và gây rối loạn hoạt động của những bộ phận này.


Trẻ em hấp thụ tới 70% lượng chì trong khi người lớn chỉ hấp thụ 20%.

Trẻ em hấp thụ tới 70% lượng chì trong khi người lớn chỉ hấp thụ 20%.

Theo nghiên cứu, chì có thể làm ảnh hưởng tới xương, thận, tim và đặc biệt nguy hại đối với hệ thần kinh. Trong một số trường hợp, nhiễm độc chì ở hàm lượng cao có thể dẫn tới tình trạng mất trí nhớ, mất kiểm soát đối với trẻ nhỏ hay thậm chí tử vong do các căn bệnh tổng hợp gây nên.

Chì xuất hiện nhiều ở những căn nhà cổ với sơn chứa chì hay các cửa sổ kim loại có hàm lượng chì cao hay thậm chí đôi khi chì xuất hiện nhiều trong đất.

Hàm lượng chì được tính với nồng độ chì trong máu chứ không phải tổng hàm lượng chì trong cơ thể. Tổ chức phòng chống dịch bệnh Mỹ đưa ra mức độ chì an toàn trong máu người trưởng thành là 10 micrograms trên 1 deciliter máu trong khi đó ở trẻ em là 5 micrograms.

Dấu hiệu của nhiễm độc chì

Hiện tại y học có rất nhiều biện pháp khác nhau để đối phó với nhiễm độc chì nhưng vẫn cần thận trọng để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra do dấu hiệu nhận biết sớm mối nguy hiểm này không rõ ràng.


Một số dấu hiệu điển hình trên cơ thể của nhiễm độc chì.

Một số dấu hiệu điển hình trên cơ thể của nhiễm độc chì.

Đối với trẻ em

Ở một số trẻ, nhiễm độc chì dẫn tới tình trạng phá hoại da.

Ở một số trẻ, nhiễm độc chì dẫn tới tình trạng phá hoại da.

Ở trẻ nhỏ, nhiễm độc chì làm ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu kiến thức, dẫn tới tình trạng chậm lớn, giảm cân nhanh đồng thời là các dấu hiệu liên quan tới mất khả năng nghe hay có các cơn đau bất thường.

Trẻ nhiễm độc chì thường chán anh, bỏ bữa và có những đặc điểm khác thường so với trẻ phát triển bình thường.

Đối với người trưởng thành


Dấu hiệu nhận biết dễ nhất với người nhiễm chì là lợi xuất hiện phần xanh đen lớn, dễ bị nhầm với cao răng nhưng khi xuất hiện dấu hiệu này có nghĩa là cơ thể đã nhiệm độc chì nặng.

Dấu hiệu nhận biết dễ nhất với người nhiễm chì là lợi xuất hiện phần xanh đen lớn, dễ bị nhầm với cao răng nhưng khi xuất hiện dấu hiệu này có nghĩa là cơ thể đã nhiệm độc chì nặng.

Ở người trưởng thành, nhiễm độc chì càng khó phát hiện hơn khi mà những dấu hiệu này nhỏ, khó nhận biết. Những dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm độc chì với người trưởng thành là huyết áp cao, nội tạng đau đớn, mỏi hệ thống cơ, đau cơ, đau đầu, trí nhớ giảm sút, giảm khả năng sinh sản và có tâm trạng thất thường.

Phòng tránh nhiễm độc chì như thế nào?

Trẻ em là đối tượng gặp ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới nhiễm độc chì, nên phụ huynh cần theo dõi sát nếu con mình có các dấu hiệu đã liệt kê phía trên.

Ngoài ra cần chú ý vệ sinh thường xuyên đồ chơi của trẻ, không để trẻ ngậm hay nhai đồ chơi bẩn, dính đất vì trong đó có thể chứa hàm lượng chì cao. Vệ sinh thường xuyên các đồ gia dụng, sàn nhà sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để tránh nhiễm độc chì.

Với những gia đình sử dụng các ống nước kim loại có tuổi thọ lâu, nếu có thể hay thay thế ống nước hoặc để cẩn thận hơn hãy xả nước lạnh trước vài phút rồi mới sử dụng để giảm lượng chì ở đầu ra của vòi nước.

Link nguồn: http://cafebiz.vn/cac-bac-phu-huynh-dung-de-mat-con-vi-nhiem-doc-chi-20160521111034359.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Các bậc phụ huynh đừng để mất con vì nhiễm độc chì

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc