Những điều tuyệt đối không được bỏ qua khi ăn cá hồi |
Viết bởi An An | |
Thứ ba, 15/03/2016, 16:11 GMT+7 | |
Cá hồi loài cá rất tốt được khá nhiều người sử dụng, tuy nhiên, bạn cũng phải cẩn thận khi ăn để tránh bị ngộ độc.
Giá trị dinh dưỡng của cá hồi Giúp cho xương chắc khỏe Trong cá hồi rất giàu Protein và amino acid rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Trong cá hồi cũng có chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt… Đặc biệt canxi trong cá hồi còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe. Tốt cho tim mạch Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ, dưỡng chất axit béo omega-3 có trong cá hồi sẽ giảm lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp, việc ăn cá đều đặn hàng ngày sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm đột quỵ Ngoài ra, omega-3 còn giúp giảm nồng độ triglyceride trong máu và giảm hiện tượng máu bị vón cục dẫn tới tắc nghẽn mạch máu. Các chuyên gia cho biết, nếu chế độ ăn uống mỗi tuần có cá hồi sẽ giảm được khoảng 13% nguy cơ của bệnh so với những người không ăn hoặc ăn ít. Dưỡng chất làm đẹp Với hàm lượng omega 3 cao có trong cá hồi có tác dụng chống lão hóa, giúp da mịn màng và hồng hào hơn. Với tóc, giúp chăm sóc tóc sâu bên trong óng mượt và bảo vệ tóc giảm hư tổn do những tác nhân bên ngoài. Tốt cho hệ thần kinh Những chất DHA có trong cá hồi có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của tế bào não và hệ thần kinh, Nếu thiếu dưỡng chất này con người sẽ giảm trí nhớ , kém thông minh. Lưu ý khi bảo quản, tiêu thụ cá hồi để tránh ngộ độc Nếu có thể, tránh ăn cá hồi sống Cá hồi là loại thực phẩm rất nhiều người dùng để ăn sống. Tuy nhiên việc ăn cá hồi sống sẽ khiến chúng ta dễ bị nhiễm khuẩn. Cá hồi không đảm bảo có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella,Vibrio vulniculus, và Vibrio parahaemolyticus... gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy có thể gây ra ngộ độc ở người sử dụng. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) ước lượng có tới 40 triệu người trên thế giới đang bị nhiễm ký sinh trùng vì ăn cá sống. Tại Việt Nam, có khoảng 5 triệu người trong diện nguy hiểm vì có tập quán ăn cá sống, trong số này có lối 500.000 người đã bị nhiễm giun sán từ cá. Sơ chế cẩn thận Nhiều người có thói quen ăn cá hồi sống nên việc sơ chế phải hết sức kĩ lưỡng, đảm bảo vệ sinh, an toàn. Khi lọc xương cá hồi, cần chú ý để loại bỏ cả những xương nhỏ dính trong thịt cá. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối để rửa cá, sau đó ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh pha dấm để hết mùi tanh. Bảo quản cá hồi ở nhiệt độ đông lạnh Nếu muốn bảo quản cá hồi, cần để vào ngăn đông lạnh. Cá hồi đông lạnh có thẻ bảo quản trong khoảng 3 tháng với điều kiện quá trình đông lạnh không bị ngắt quãng. Tránh sử dụng thịt cá đã đổi màu hay chảy nước vì lúc này cá đã hỏng, nếu ăn có thể dẫn đến ngộ độc. Người béo phì không nên ăn quá nhiều cá hồi Một nửa dưỡng chất có trong thịt cá hồi là chất béo và chính chúng là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2. Một điều đáng chú ý là lượng chất béo này có chứa hàm lượng cholesterol cao nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường. Thịt của cá hồi làm mất canxi, dễ gây loãng xương và sỏi thận.
Link nguồn: http://cafebiz.vn/song/nhung-dieu-tuyet-doi-khong-duoc-bo-qua-khi-an-ca-hoi-20160315113450047.chn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|