Tính tiên phong của doanh nhân |
Thứ ba, 25/12/2012, 14:03 GMT+7 |
Khi nói về sứ mệnh doanh nhân, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò hạt nhân trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy. Nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, thấm đẫm trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường cho những y tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn trong tổ chức đời sống xã hội. Ảnh minh họa Hoạt động của doanh nhân chính là thúc đẩy sự ra đời của “con đường tơ lụa”: những đường mòn xuyên châu lục, những hải trình trên biển, mở ra trang sử mới trong giao thoa giữa các nền văn minh trên trái đất. Cách đây tròn 10 năm, chúng ta hân hoan chào đón sự ra đời của Google không chỉ bởi đã cung cấp một công cụ tra cứu hữu hiệu, mà quan trọng hơn, sự thành công của Google trong lúc những “gã Goliat” như Microsoft, Oracle, Linux… đang làm mưa làm gió ở các châu lục còn tạo ra bước ngoặt trong nhận thức nhân loại rằng, công nghệ thông tin cho phép những khu vực, cơ cấu thuộc “vùng trũng” của thế giới thêm nhiều cơ hội phát triển hơn, nhanh chóng thoát khỏi những cái bóng khổng lồ đi trước. Ở Việt Nam, bên cạnh những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động của doanh nhân là chất “men” gợi mở ra cách nhìn mới, chiều kích mới về tổ chức, quản lý, tạo ra những xung lực mới trong tiếp nhận những dòng chảy thời đại. Sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ doanh nhân trong những năm đổi mới tạo ra áp trong quản lý, đẩy nhanh hơn quá trình chuyển từ cấp phép sang đăng ký thành lập doanh nghiệp. Từ đó, dẫn đến hàng loạt thay đổi trong thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, hải quan, kinh doanh ngoại tệ, công chứng… Về mặt nào đó, những thay đổi trên tạo ra mối quan hệ mới, cách xử mới giữa quản lý nhà nước và công dân. Doanh nhân tiên phong về văn hóa và tri thức Ở bình diện tiêu dùng, doanh nhân là khách hàng tiên phong làm tăng dung lượng của hoàng loạt thị trường như ngân hàng, Internet… và cũng qua đó, làm thay đổi phương thức giao tiếp, giao dịch thương mại của các pháp nhân, thể nhân Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Khi Việt Nam chuyển đổi thành công sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn logic hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị Nguyễn Kim, Sài Gòn – Chợ Lớn, HC, Vincom, Parkson… tung những “đòn” siêu khuyến mãi, chúng ta mới nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên cầu, cũng như quyền năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao gồm: xuất khẩu – tiêu dùng trong nước – đầu tư toàn xã hội. Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng những biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa tinh hoa văn hóa Việt Nam ra thế giới. Những bông sen trên thân máy bay Vietnam Airlines, cây tre trên logo của công ty lữ hàng Bambootourist, tà áo dài của nhà thiết kế thời trang Sỹ Chung, Minh Hạnh, Ngân An… xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới. Hoạt động của thương nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số, nhân lực…) nhiều nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ nhiều nhất. Cũng vì thế, hơn ai hết, họ sẽ tiếp tục đi đầu trong hành trình giao thoa, hội nhập giữa các nền văn minh trên trái đất. ( Theo Thời báo Doanh nhân)
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|