Nghe nhạc trước các sự kiện quan trọng khiến bạn tự tin và mạnh mẽ hơn |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ bảy, 23/08/2014, 12:09 GMT+7 |
Những nghiên cứu mới cho thấy, nếu bạn muốn lên tinh thần cho một buổi thuyết trình hay buổi phỏng vấn quan trọng, hãy thử nghe một vài bản nhạc trước đó. Trong khi các vận động viên từ lâu đã biết sử dụng âm nhạc để củng cố tinh thần trước trận đấu, một nghiên cứu của Kellogg School of Management của đại học Northwestern University tại Illinois đã phát hiện ra thói quen này cũng sẽ mang lại kết quả tích cực trong giới kinh doanh. “Chúng ta có thể sử dụng âm nhạc để giúp đầu óc ở trong trạng thái tốt nhất”, Derek Rucker, giáo sư chuyên ngành marketing của Kellogg School of Management nói. Ông còn cho biết điều này cũng có thể áp dụng cho các nhà quảng cáo. Michael Phelps thường nghe nhạc ngay trước khi thi đấu “Vì âm nhạc ảnh hưởng đến tâm lý, nên việc bạn muốn cho loại nhạc gì vào chương trình quảng cáo của mình cũng sẽ tương đương với việc bạn muốn khách hàng nghĩ và cảm thấy thế nào”. Để kiểm tra xem liệu âm nhạc có thực sự làm thay đổi tâm trạng của người nghe hay không, các nhà nghiên cứu đã chọn ra 31 đoạn nhạc thuộc các thể loại khác nhau, như nhạc tập thể dục, hip hop, reggae, v.v… để thử xem những người tham gia cảm thấy thế nào. Họ phân ra nhóm các bài hát mang tính thúc đẩy tâm lý mạnh nhất và yếu nhất. Những bài được xếp vào loại “mạnh” bao gồm “We will rock you” của Queen và “Get ready for this” của 2 Unlimited, ở nhóm yếu hơn có “Because we can” của Fatboy Slim và “Who let the dogs out” của Baha Men. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những bản nhạc mang tính thúc đẩy mạnh nhất sẽ khiến ta trở nên hưng phấn và tự tin hơn. Dennis Hsu, tiến sĩ của Kellogg School of Management và đồng thời là người tham gia nghiên cứu, cho biết lời bài hát không nằm trong những nguyên nhân khiến âm nhạc có sức mạnh như vậy. Các cầu thủ bóng đá cũng thường nghe nhạc trước mỗi trận đấu “Vì những người tham gia không cho thấy một sự tiến triển nào về tâm lý khi chỉ đọc lời các bài hát, nên ta có thể loại trừ ảnh hưởng của chúng”. Những nhà nghiên cứu còn tiến hành các thử nghiệm riêng về một yếu tố khác trong âm nhạc: mức độ bass. “Chúng tôi lựa chọn mức độ bass để thử nghiệm vì đã có tài liệu cho thấy âm bass có liên quan tới sự thống trị”. Trong các thử nghiệm trên, họ yêu cầu những người tham gia nghe các đoạn nhạc không lời có cường độ bass khác nhau. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đề nghị những người tham gia tự miêu tả cảm xúc của bản thân, thí nghiệm khác lại sử dụng các bài điền từ vào ô trống để theo dõi cảm xúc vô thức của họ. Kết quả cho thấy, những người nghe nhạc có mức bass lớn cảm thấy được lên tinh thần hơn và sử dụng những từ ngữ sắc sảo hơn những người nghe bass nhẹ hơn. Các nhà nghiên cứu đã có dự định tìm hiểu thêm các yếu tố khác để tìm ra xem chính xác loại nhạc nào sẽ thúc đẩy sự tự tin của con người. “ Mặc dù cần có vô số các cuộc thử nghiệm nữa trước khi chúng tôi thực sự tìm hiểu được ảnh hưởng của âm nhạc tới các trải nghiêm tâm lý của con người, tôi cho rằng những khám phá của chúng tôi đã cung cấp những bằng chứng ban đầu cho việc sử dụng âm nhạc mang tính chất chiến lược, đặc biệt trong những trường hợp mà con người ta cần lên giây cót tinh thần”, Hsu nói. “Có thể mọi người sẽ muốn biết liệu nghe những bản nhạc mình yêu thích có giúp bạn thêm tự tin cho lần hẹn hò đầu tiên, một buổi gặp gỡ khách hàng hay một cuộc phỏng vấn quan trọng hay không”. Theo Infonet/Businessnewsdaily Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|