top-banner-2

Thứ sáu, 22/07/2016, 15:44 GMT+7

Công việc bạn đang làm có phải nghề gây stress, nguy hiểm nhất 2016?

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 22/07/2016, 15:44 GMT+7

Theo the Richest, bác sĩ, y tá, cảnh sát, lính cứu hỏa là bốn trong số nghề nguy hiểm và áp lực. Đặc biệt, giáo viên, người dẫn chương trình và nhân viên tổ chức sự kiện cũng có mặt trong danh sách này.

"Chủ xị" các lễ trao giải

Trang The Richest xếp nghề nghiệp này đầu tiên trong danh sách. Vì sao vậy? Mỗi khi dẫn dắt lễ trao giải ắt hẳn đều là khoảng thời gian khó khăn đối với bất cứ người dẫn chương trình nào. Không chỉ là vấn đề áp lực từ đơn vị tổ chức, nhãn hàng, truyền hình trực tiếp, khán giả mà còn là sức ép từ những câu chuyện phía sau hậu trường.

Chris Rock chính là ví dụ điển hình. Anh được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh Mỹ lựa chọn làm người dẫn chương trình Oscar 2016. Người ta kỳ vọng anh sẽ mang lại “bộ mặt tốt đẹp hơn”. Đơn giản vì với vị trí là một người da màu, sự xuất hiện của Chris Rock sẽ xoa dịu phần nào làn sóng tẩy chay Oscar kéo dài suốt thời gian qua. Và đương nhiên, Chris Rock trở thành mục tiêu của ngôn luận và chịu vô vàn áp lực.

Nhân viên kiểm soát không lưu

Đây là công việc không rơi vào tình trạng nguy hiểm nhưng người làm phải chịu trách nhiệm về cuộc sống của nhiều người và luôn ở trong sự tập trung, căng thẳng. Ngồi trong căn phòng tối, dán mắt màn hình máy tính trong thời gian dài vốn đã không phải việc vui vẻ gì, nghề “cân não” này còn đòi hỏi nhân viên phải cực kỳ chăm chú và quan sát tỉ mỉ. Điều này ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe. Bởi mức độ căng thẳng khi làm việc, độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc cho nghề này là 56.

Nhân viên lập kế hoạch tổ chức sự kiện

Hãy tưởng tượng, bạn phải lên kế hoạch cho cô dâu, chú rể một đám cưới hoành tráng với hàng trăm khách mời. Hai bên gia đình đã bỏ ra số tiền lớn, vượt trên mức lương của bạn và hy vọng không có bất cứ sơ suất này xảy ra từ không gian, ánh sáng, âm nhạc tới chương trình và các món ăn.

Nhân viên lập kế hoạch tổ chức sự kiện cần phải tính toán chính xác đến từng chi tiết, bất kể là đám cưới, buổi hòa nhạc hay hội trường… Họ vừa phải đảm bảo những yếu tố cần thiết cho sự kiện, vừa làm thỏa mãn yêu cầu của một hay nhiều khách hàng trong thời gian ngắn. Chính vì lẽ đó, đây thực sự là một nghề khó nhằn bởi đầu óc lúc nào cũng “căng như dây đàn”.

Nhân viên vận chuyển khẩn cấp

Đối với công việc này, nhân viên luôn phải đối mặt và chịu trách nhiệm với mạng sống của người khác trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Thậm chí, ngay cả việc chuông reo liên tục vì có người gọi 911 do chấn thương hoặc cần sự cứu trợ khẩn cấp cũng đủ khiến người làm việc gặp áp lực.

Bên cạnh đó, khi vận chuyển bệnh nhân, họ phải biết lắng nghe, an ủi, tiếp sức cho những người đang trong tình trạng không thể làm được gì hoặc hoảng loạn. Giúp đỡ nạn nhân là một công việc quan trọng nhưng kèm theo đó là sự căng thẳng tột độ nếu chẳng may xảy ra chuyện.

Thợ mỏ

Hiển nhiên, thợ mỏ là công việc căng thẳng bởi họ phải đi sâu vào lòng đất, làm việc trong bóng tối, trong điều kiện chất lượng không khí vô cùng kém. Không những vậy, tính mạng những người thợ mỏ cũng luôn bị đe dọa. Trước đây, một nhóm thợ mỏ ở Trung Quốc đã bị mắc kẹt dưới lòng đất trong hơn một tháng và tai nạn hầm mỏ ở Mỹ cũng không hiếm.

Vấn đề sức khỏe giảm sút và lao động chân tay nặng nhọc, khai thác mỏ thực sự là một công việc khó khăn và căng thẳng.

Nhân viên xã hội

Phải thật kiên trì, can đảm và bao dung mới có thể giúp đỡ những người đang tâm lý bất ổn. Không ít trường hợp, lời nói và hành động của các nhân viên xã hội không được đối tượng tiếp nhận, thậm chí họ còn bị tấn công.

Năm 2005, một nhân viên dịch vụ bảo vệ trẻ em Mỹ bị tấn công bằng dao ở bang Washington, khi cô đang cố gắng giúp ba đứa trẻ khỏi bàn tay người cha độc ác. May mắn, cô được cứu bởi một sĩ quan cảnh sát. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, cứ 3 nhân viên xã hội thì một người bị tấn công khi đang giúp đỡ những người có nhu cầu.

Y tá

Y tá luôn phải làm việc chăm chỉ, liên tục nhưng họ nhận được sự tôn trọng của bệnh nhân cũng như mức lương thấp hơn bác sĩ. Thêm vào đó, họ phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân hoặc người nhà thô lỗ, hung hăng. Quan trọng hơn, y tá có nguy cơ tiếp xúc với tất cả các loại vi trùng khủng khiếp, cùng nhiều loại thuốc. Theo Emergency Nurses Association tại Mỹ, y tá phải chịu áp lực vì làm việc nhiều giờ và luôn phải đối mặt với bạo lực bất cứ lúc nào.

Giáo viên

Trước đây, giáo viên không nằm trong danh sách những nghề nguy hiểm nhưng gần đây, bạo lực súng tại trường học đã khiến người ta suy nghĩ lại về sự an toàn. Năm 2015, tại Mỹ có gần hai mươi vụ nổ súng khiến nhiều giáo viên, học sinh hoảng loạn và bị thương. Theo đó, nghề này cũng gặp nguy hiểm khi chẳng may vô tình lọt vào ống súng của kẻ liều mạng nào đó.

Bên cạnh đó, nghề giáo viên còn luôn phải bù đầu với giáo án, bài vở, bài kiểm tra, sổ liên lạc…

Phát thanh viên

Không ai nghĩ đây là công việc khó khăn, nhưng thực chất, bạn luôn phải chịu áp lực làm việc tại nơi không ai có thể thấy, dành phần lớn thời gian đọc đọc nói nói cho những người chưa chắc đã nghe. Họ phải làm việc hầu như mọi thời gian trong ngày – do đó, căng thẳng mệt mỏi là điều khó tránh khỏi.

Bác sĩ phẫu thuật

Làm bác sĩ phẫu thuật chẳng khác nào đánh cược năng lực của mình với mạng sống của ai đó. Muôn ca phẫu thuật thành công cũng không khiến mọi người nhớ tên bạn, nhưng chỉ cần một lần thất bại, báo chí réo tên, đây sẽ là vết nhơ không bao giờ xóa sạch. Căng thẳng, áp lực luôn hiện hữu, bác sĩ phẫu thuật còn thường xuyên phải hứng chịu những lời đổ lỗi từ bệnh nhân cùng gia đình khi chẳng may ca phẫu thuật không như mong muốn hoặc có sai sót nhỏ.

Người đưa tin truyền hình

Căng thẳng hơn cả phát thanh viên bởi một biên tập viên truyền hình luôn phải đối diện với hàng nghìn người xem. Lúc nào họ cũng phải xuất hiện lịch sự, chau chuốt khi lên sóng, các tin tức cũng phải được trình bày chính xác, câu từ chuẩn mực, không xúc phạm hay bóng gió bất kỳ ai liên quan.

Đặc biêt, họ luôn phải tỏ ra chuyên nghiệp, tự tin, thể hiện các tin theo hướng khác để tránh trùng lặp và luôn chìm trong nỗi sợ “deadline”.

Phi công

Để được tuyển dụng vào hãng hàng không lớn, họ cần phải được đào tạo và có kinh nghiệm. Đây đã là một quá trình đầy khó khăn. Tuy nhiên, khi bắt đầu được ngồi vào ghế lái, khó khăn còn nhân lên gấp bội bởi họ phải chịu trách nhiệm về mạng sống của hàng trăm hành khách và tổ bay. Những năm gần đây, nhiều vụ tai nạn cũng như mất tích máy bay khiến nghề nghiệp này càng trở nên nguy hiểm.

Lính cứu hỏa

Công nghệ ngày càng phát triển, tính mạng người lính cứu hỏa cũng nhờ đó ít bị đe dọa hơn. Tuy nhiên, điều này không làm giảm đáng kể đi sự nguy hiểm của nghề. Ai cũng đều được cảnh báo, phải tránh xa đám cháy để bảo vệ tính mạng, nhưng họ thì khác. Những người lính cứu hỏa phải lao vào đám cháy bởi đó là công việc của họ. Do đó, áp lực, căng thẳng là điều không thể tránh khỏi.

Cảnh sát

Cảnh sát luôn là một công việc nguy hiểm. Bất cứ điều gì, từ một cuộc tấn công khủng bố đến ách tắc, tai nạn giao thông hay trộm cướp, giết người đều cần sự có mặt của họ. Tại Mỹ, năm 2015, hơn 100 sĩ quan cảnh sát thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ. Họ luôn phải đối mặt với tội phạm nguy hiểm, bảo vệ tính mạng nhân dân và duy trì luật pháp.

Binh lính

Binh lính không chỉ là công việc nguy hiểm nhất mà còn là công việc căng thẳng nhất, đặc biệt là binh lính Hoa Kỳ. Khi đối thủ là IS, mạng sống của họ luôn bị đe dọa, có thể sẽ mất mạng theo những cách thức khủng khiếp nhất. Chỉ khi nào thế giới hòa bình, tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc, binh lính sẽ không còn là nghề nguy hiểm và áp lực nữa.

Link nguồn: http://cafef.vn/cong-viec-ban-dang-lam-co-phai-nghe-gay-stress-nguy-hiem-nhat-2016-20160721181603024.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Công việc bạn đang làm có phải nghề gây stress, nguy hiểm nhất 2016?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc