top-banner-2

Thứ tư, 27/03/2024, 11:37 GMT+7

TP.HCM đặt mục tiêu có thêm ít nhất từ 5 đến 10 sản phẩm du lịch đường thủy mới

Viết bởi ducanh   
Thứ tư, 27/03/2024, 11:37 GMT+7

Sở Du lịch TP.HCM vừa ban hành kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy trên địa bàn TP năm 2024.

Theo đó, kế hoạch đặt mục tiêu có thêm ít nhất từ 5 đến 10 sản phẩm du lịch đường thủy mới và có hơn 20 phương tiện vận chuyển đường thủy phục vụ khách du lịch. Lượng khách du lịch bằng đường thủy đến TPHCM tăng từ 10% - 12% so với cùng kỳ.

tphcm-dat-muc-tieu-co-them-it-nhat-tu-5-den-10-san-pham-du-lich-duong-thuy-moi

Phát triển sản phẩm du lịch đường thủy trên địa bàn TP.HCM năm 2024. Ảnh: Saigonwaterbus

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM đã tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch đường thủy, cụ thể như tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động giao thông đường thủy để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong hoạt động vận chuyển khách du lịch…

Đồng thời tổ chức các đoàn khảo sát, đánh giá và xây dựng các tuyến du lịch theo chủ đề mới và các sản phẩm du lịch đường thủy kết nối TP.HCM với các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ và các vùng kinh tế khác.

Trong năm 2024, Thành phố tập trung phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm ngắn như: Tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bên tàu Ngôi Sao Việt (Quận 7) đi nội đô tại Quận 7; tuyến tầm ngắn từ bến tàu Ngôi Sao Việt (Quận 7) đến huyện Nhà Bè. Tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Bạch Đằng (Quận 1) đi bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh, Bến tàu Bình Khánh gắn với Làng nghệ sĩ Hàm Long, Khu đô thị Vạn Phúc TP Thủ Đức. Tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Bạch Đằng (Quận 1) đến các Quận 4, 8, 5, 6 (hướng tuyến từ bến Bạch Đằng - sông Sài Gòn - kênh Tẻ - kênh Tàu Hũ đến bến Bình Đông hoặc tiếp tục theo kênh Đôi - Đình Bình Đông - Chợ đầu mối Bình Điền), kết hợp xe điện đi khu phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông, chợ vải Soái Kình Lâm, Chợ Lớn, các Hội quán người Hoa). Tuyến du lịch đường thủy nội đô tại huyện Nhà Bè (hướng tuyến từ bến tàu Phước Khánh - sông Soài Rạp...).

Phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm trung như tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Ngôi Sao Việt (Quận 7) đi huyện Cần Giờ gắn với du lịch biển. Tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Bạch Đằng (Quận 1) đi huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi. Tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Phước Khánh (huyện Nhà Bè) đến huyện Cần Giờ, liên tuyến đến huyện Cần Giuộc (Long An). Tuyến du lịch đường thủy xuất phát từ bến tàu Ngôi Sao Việt (Quận 7) đi huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), có thể liên tuyến đến Bình Dương (Cù lao Thạnh Hội (Cù lao Rùa), Cù lao Bạch Đằng...).

Bên cạnh đó, phát triển các tuyến du lịch đường thủy tầm xa. Các tuyến du lịch đường thủy từ TPHCM - Bình Dương - Tây Ninh hướng phục vụ nhu cầu đi lại của khách vãng lai (du lịch tham quan, giải trí...); tuyến TPHCM - Đồng Nai - Bình Dương phục vụ nhu cầu giải trí, thể thao của khách (du lịch Golf...); tuyến TPHCM - Côn Đảo (Bà Rịa, Vũng Tàu) (du lịch biển, nghĩ dưỡng, tâm linh, về nguồn). Phát triển các tuyến du lịch đường thủy từ TPHCM đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang đến Campuchia và ngược lại.

(nguồn: toquoc.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

TP.HCM đặt mục tiêu có thêm ít nhất từ 5 đến 10 sản phẩm du lịch đường thủy mới

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc