top-banner-2

Thứ sáu, 05/07/2013, 08:00 GMT+7

Ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động DN

Thứ sáu, 05/07/2013, 08:00 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 61/2013/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2013.

alt

Quy chế này quy định việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động, công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Theo Quy chế, việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Đồng thời, giúp nhà nước, chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời; thực hiện việc công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Đối tượng áp dụng của quy chế gồm doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước; các tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn Nhà nước, người đại diện theo ủy quyền đối phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quy chế; cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính có chức năng, nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp.

Cơ quan chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp thực hiện giám sát tài chính bằng việc kết hợp các phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong và giám sát sau. Trong đó đặc biệt coi trọng việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố tích cực, tiêu cực, hạn chế về tài chính và quản lý tài chính của doanh nghiệp để khuyến nghị, chỉ đạo, cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp.

Việc kiểm tra, thanh tra được phát hiện theo định kỳ hoặc đột xuất và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Cũng theo Quy chế, doanh nghiệp được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt nếu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm hoặc qua công tác giám sát tài chính, kiểm toán phát hiện có tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc một trong các trường hợp: kinh doanh thua lỗ, có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu vượt quá mức an toàn theo quy định; có số lỗ phát sinh từ 30% vốn chủ sở hữu trở lên hoặc số lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu; có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0,5; báo cáo không đúng thực tế về tài chính, làm sai lệch lớn kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo dddn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động DN

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc