Chiêm ngưỡng 10 địa danh kỳ lạ trên thế giới |
Thứ tư, 29/05/2013, 09:50 GMT+7 |
Không chỉ trên phim ảnh bạn mới thấy những cảnh quan kì vĩ mà ngay trong cuộc đời thực, chúng ta vẫn có thể chiêm ngưỡng những vẻ đẹp lạ thường.
1. Uluru, Australia Uluru nằm ở lãnh thổ phía Bắc nước Úc và được đặt tên bởi thổ dân Pitjantjatara và Yankunytjajara. Người dân ở đây cho rằng Uluru được tạo nên bởi Thần rùa và đặc biệt nếu lấy đi một viên đá ở Uluru, bạn sẽ gặp rất nhiều xui xẻo. Mặc dù các nhà khoa học khẳng định rằng Uluru chỉ là một núi đá sa thạch đỏ bị sói mòn và có tuổi đời lến tới cả triệu, và không có một truyền thuyết khủng khiếp nào liên quan đến viên đá bị lấy ở Uluru, núi đá kì lạ này vẫn thu hút khách du lịch vì sự bí ẩn của nó. 2. Hồ nước chết, Cameroon Killer Lake (Hồ nước chết) ở Cameroon là một cảnh tượng đẹp và đáng chiêm ngưỡng. Tuy nhiên du khách phải cẩn thận nếu có ý định ghé thăm nơi này vì nó khá nguy hiểm. Mặc dù có tên thật là hồ Nyos, những người dân địa phương vẫn gọi hồ nước này với cái tên đáng sợ “Killer Lake” sau sự kiện năm 1986, khi một quả bóng carbon dioxit khổng lồ trộn với sulfur và hydrogen trải trên bề mặt hồ, rộng tới 23km. Chỉ trong 2 tiếng đồng hồ, 1700 người và 3500 động vật đã chết. Số còn lại bị bệnh đường hô hấp và những căn bệnh khác. 3. Sa mạc trắng Ai Cập Sa mạc trắng ở Sahara xa xưa chìm sâu dưới nước, nhưng ngày nay, nó đã nhô cao lên trên mặt nước biển để lại những rãnh phấn trắng hình thành trong hàng thế kỷ. Ở ngay gần Sa mạc đen và Núi Pha lê là lý do khiến Sa mạc trắng luôn thu hút khách du lịch. 4. “Cổ diều hâu”, Tasmania Ở phía nam Tasmania, dải đất hẹp kết nối lục địa Tasmania với bán đảo Tasmania. Đặc trưng của EagleHawk Neck (cổ diều hâu) là bề mặt như mặt đường lát đá. Đó chính là kết quả của sự xói mòn đá lâu đời ở nơi đây. 5. Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ Kỳ lạ và khiến chúng ta phải nín thở khi chiêm ngưỡng! Pamukkale có nghĩa là “lâu đài bằng cotton”. Mảnh đất trắng được tạo ra sau những trận động đất, ngập tràn nước ấm phía trên bề mặt. Địa danh kì lạ này đã được hình thành trong gần 2 thế kỷ. 6. Moeraki, New Zealand Khi tổ tiên của người New Zealand lần đầu tiên tìm đến hòn đảo, xuồng của họ đã bị đánh chìm và cả phi hành đoàn đã biến thành những viên đá ngày nay trên hòn đảo. Đây chính là huyền thoại của Moeraki. Những viên đá này trên thực tế được hình thành từ trầm tích giống như cách hình thành ngọc trai. Moeraki nằm trên bờ biển Koekohe, phía nam đảo New Zealand. 7. Cổng địa ngục, Turkmenistan “Cổng địa ngục” nằm trên lãnh thổ Turkeministan, ở trung tâm của khu vực Trung Đông, trong sa mạc Kara-Kum. Năm 1971, những chuyên gia Xô Viết đã đào sâu một hang động và đổ đầy khí gas tự nhiên vào trong. Hang động sập xuống để lại trên mặt đất một hố sâu tới 60-70m. Lo sợ trước khả năng nhiễm độc, chính phủ đã quyết định đốt cháy hố gas này. Và hố gas đã không ngừng cháy kể từ đó cho tới ngày nay. Đây là một cảnh tượng lạ thường đặc biệt là về đêm. Tuy nhiên, du khách không thể đứng gần Cổng địa ngục quá 5 phút do khí gas quá nặng. 8. Sanquinshan, Trung Quốc Là một Công viên Quốc gia ở tỉnh Giang Tây, địa danh này vô cùng rộng lớn. Những tảng đá granite lạ thường chọc lên bầu trời thường xuyên bao phủ bởi xương mù, tạo nên một cảnh tượng huyền bí nghẹt thở. Bình minh ở Sanquinshan là một cảnh tượng kì vĩ. Nơi đây còn có cả thác nước và hồ bơi. Sanquinshan tạo cho du khách một cảm giác vừa bình yên, vừa bí ẩn, mạo hiểm. 9. Mắt Châu Phi, Mauritania Mắt Châu Phi đặc biệt ở chỗ du lịch qua Google Earth lại thú vị hơn so với đến ngắm tận mắt địa danh này. Những đường dốc treo leo tạo thành một hình dáng như mắt người. Có rất nhiều giả thuyết giải thích về sự ra đời của hố “mắt” này, một trong số đó là do sao băng rơi xuống. 10. Racetrack Playa, Mỹ Nằm ở thung lũng chết, California và là một trong những nơi bằng phẳng nhất trên thế giới. Vào mùa đông, mưa chảy trên sa mạc khiến bề mặt trở nên trơn trượt. Giả thuyết cho rằng những tảng đá trượt trên mặt cát tạo nên những được rãnh sâu phía sau. Có người cho rằng gió đã đẩy những tảng đá đi, tuy nhiên trên thực tế chưa một ai từng chụp hay quay phim lại được những hòn đá này di chuyển. Theo XZone Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|