Doanh nghiệp ô tô tìm hỗ trợ |
Viết bởi Kim Cúc |
Chủ nhật, 11/08/2013, 13:30 GMT+7 |
Sau những khó khăn liên tiếp những năm vừa qua, các doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ô tô trong nước đã phải tìm đến sự hỗ trợ của Chính phủ. Doanh nghiệp ô tô đua nhau xin giãn thuế Theo đó, từ 1/7 năm nay đến ngày 30/6/2014, Thaco sẽ dùng số tiền chưa đóng thuế này đầu tư cho sản xuất ô tô, chiến lược mà Công ty đang theo đuổi ở lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, cảng và hậu cần cảng, trường cao đẳng nghề, nhà ở cho công nhân... Lý do mà Thaco đưa ra là thời gian qua, thị trường ô tô sụt giảm và DN còn tồn lượng xe lớn cùng số nợ các tổ chức tín dụng không nhỏ. Không chỉ vậy, tình hình sản xuất của Công ty cũng chưa được cải thiện vì sức mua còn khá thấp. Theo đề xuất mà tỉnh Quảng Nam gửi Chính phủ, Thaco là DN ô tô non trẻ, nếu không đầu tư phát triển, tiếp cận công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh, chạy đua cho kịp lộ trình cam kết giảm thuế khi hội nhập hoàn toàn vào AFTA thì "sẽ có nguy cơ tạm ngừng hoạt động, hàng nghìn lao động mất việc làm". Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Thaco cũng cho rằng: "Nếu không tiếp tục đầu tư để đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 40% thì năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN hạ xuống 0%, việc sản xuất ô tô của Thaco sẽ gặp nhiều khó khăn".
Tuy nhiên, hiện nay, đang tồn kho một lượng lớn xe tải trung và tải nặng, và tình trạng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của DN cũng như chương trình hợp tác với MAZ. Dù rất khó khăn nhưng nhà máy VEAM vẫn muốn mở rộng đầu tư, nâng cấp công nghệ và các trang thiết bị nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành sản phẩm. Gần như toàn bộ các doanh nghiệp ô tô nội địa đã gửi đơn tìm sự hỗ trợ của Nhà nước qua hình thức giãn thuế trước thềm hội nhập AFTA. Và gần như các DN ô tô đã được ưu ái hết mức, nhưng liệu rằng sự giúp sức của Chính phủ trong dịp này cũng như những giải pháp cho ngành đang được triển khai có phát triển được ngành công nghiệp ô tô đã xây dựng gần 20 năm qua? Trở lại trường hợp của Thaco, không chỉ được chấp nhận gia hạn thuế, mới đây, DN này còn được UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục đề xuất lên Chính phủ tạo thuận lợi trong việc sản xuất động cơ. Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho phép dự án đầu tư Nhà máy Sản xuất và Chế tạo động cơ Chu Lai - Trường Hải được sản xuất 100.000 động cơ tiêu chuẩn Euro 2,3 để dự án có sản lượng phù hợp trước khi tiếp tục đầu tư công nghệ đạt tiêu chuẩn Euro 4,5 đáp ứng yêu cầu môi trường và hội nhập tại khu vực. Theo lý giải của UBND tỉnh Quảng Nam thì dự án này sẽ gia tăng hàm lượng công nghệ cao cho sản phẩm cơ khí và ô tô tại Việt Nam, đồng thời hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Theo vanhoadoanhnhan.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|