top-banner-2

Chủ nhật, 28/01/2018, 11:53 GMT+7

Nhiều ngân hàng vẫn chậm chạp niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán

Viết bởi Lê Linh   
Chủ nhật, 28/01/2018, 11:53 GMT+7

Theo quy định của Bộ Tài chính, toàn bộ 730 doanh nghiệp được cổ phần hóa (là doanh nghiệp có trên 100 cổ đông) chưa niêm yết sẽ phải thực hiện niêm yết ngay trong năm 2017.

Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng thuộc diện phải niêm yết theo danh sách này. Trong số này, có 10 ngân hàng thương mại cổ phần bắt buộc phải lên sàn để chấm dứt tình trạng chậm trễ niêm yết đang diễn ra. Tuy nhiên, những ngân hàng này đã nhiều lần lên kế hoạch niêm yết nhưng phải trì hoãn nhiều lần với đa dạng các lý do được đưa ra.

Tiến trình niêm yết vẫn chậm

Thông tư số 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM) quy định, trong vòng 1 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực (ngày 1.1.2016), công ty đã là công ty đại chúng và công ty đại chúng đã hủy niêm yết trước thời điểm thông tư này có hiệu lực phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Tuy nhiên, hiện trên thị trường còn nhiều ngân hàng như Nam A Bank, SCB, Techcombank, Viet Capital Bank, VietBank, SaigonBank… chưa có kế hoạch đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Đáng nói là trong số này không ít ngân hàng đã trình cổ đông thông qua kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM trong kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên trong những năm gần đây, song các ngân hàng thương mại của Việt Nam đang tỏ ra chậm chạp trong việc niêm yết cổ phần của mình trên thị trường chứng khoán.

Tính đến nay toàn ngành có 35 ngân hàng trong nước, đã có 16 ngân hàng niêm yết. Hiện còn 15 ngân hàng có cổ phiếu vẫn giao dịch trên OTC (không gồm 3 ngân hàng 0 đồng là CBBank, GPBank, OceanBank và 1 ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đông Á) cần niêm yết trong năm 2018 và một vài năm sau. Techcombank, TPBank nhiều khả năng niêm yết trên HSX vào nửa đầu năm 2018; OCB sẽ niêm yết trên HSX vào nửa cuối năm 2018; Nam A bank, Maritime Bank, VietABank, SeABank nhiều khả năng sẽ niêm yết trên UpCOM trong năm 2018.

Theo Nikkei, mục đích của Chính phủ khi bắt buộc các ngân hàng thương mại phải niêm yết cổ phiếu nhằm thanh lọc các tổ chức yếu kém, khuyến khích sự minh bạch trong ngành ngân hàng và xây dựng môi trường ngành đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng nhìn chung, tiến trình niêm yết đang diễn ra khá chậm ở Việt Nam.

Năm 2017, chỉ có bốn ngân hàng đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung. Chỉ duy nhất VPBank niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, trong khi các ngân hàng khác như: Kienlongbank và LienVietPostBank, VIB đăng ký giao dịch trên UPCoM. Việt Nam đã bỏ lỡ mục tiêu niêm yết cổ phiếu của 10 ngân hàng thương mại vào cuối năm 2016.

Cần tạo sức ép

Theo các chuyên gia, việc cổ phiếu lên sàn rõ ràng không chỉ giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn mà còn giúp các ngân hàng huy động vốn dễ dàng hơn, hoạt động minh bạch hơn, đúng chuẩn hơn, qua đó giúp hình thành nên một hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn và hội nhập tốt hơn với thị trường tài chính quốc tế. Chính vì vậy, cần có biện pháp mạnh tay để thực hiện tốt nhất mục tiêu này.

Mới đây, VietBank bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định từ trên 1 tháng đến 12 tháng. Số tiền phạt là 7,5 triệu đồng, theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013.

Theo quy định tại Nghị định số 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP, công ty đại chúng sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng nếu nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định trên 12 tháng.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định từ trên 24 tháng đến 36 tháng sẽ bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng. Nếu không nộp hoặc nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định trên 36 tháng, mức phạt là 70 - 100 triệu đồng. Đối với hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn, mức phạt có thể lên tới 400 triệu đồng, nếu quá thời hạn trên 12 tháng.

Việc một số ngân hàng có kế hoạch niêm yết, thay vì đăng ký giao dịch là động thái tốt, tác động lên cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện của các ngân hàng vẫn phụ thuộc vào diễn biến thị trường. Việc niêm yết cần có thời điểm thích hợp mới có thể nâng cao thanh khoản cổ phiếu.

Quan sát những phiên giao dịch đầu năm cho thấy, dòng cổ phiếu ngân hàng vẫn thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Dù vẫn có nhiều ngân hàng chật vật mà giá cổ phiếu chưa qua nổi vùng mệnh giá, có vài ngân hàng vượt qua vùng 10.000 đồng, tuy nhiên có những ngân hàng có cổ phiếu tăng giá cao, thậm chí gấp 2 – 4 lần so với đầu năm do có kết quả kinh doanh ấn tượng.

Chính vì vậy, theo đánh giá của các công ty chứng khoán năm 2018 ghi nhận một làn sóng ồ ạt hơn nữa các cổ phiếu ngân hàng đổ bộ trên sàn chứng khoán.

Theo B.Chương/ laodong.vn - 28/1/2018

(Link nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-doi-song/nhieu-ngan-hang-van-cham-chap-niem-yet-co-phieu-len-san-chung-khoan-588190.ldo)


Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng thuộc diện phải niêm yết theo danh sách này. Trong số này, có 10 ngân hàng thương mại cổ phần bắt buộc phải lên sàn để chấm dứt tình trạng chậm trễ niêm yết đang diễn ra. Tuy nhiên, những ngân hàng này đã nhiều lần lên kế hoạch niêm yết nhưng phải trì hoãn nhiều lần với đa dạng các lý do được đưa ra.

Tiến trình niêm yết vẫn chậm

Thông tư số 180/2015/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM) quy định, trong vòng 1 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực (ngày 1.1.2016), công ty đã là công ty đại chúng và công ty đại chúng đã hủy niêm yết trước thời điểm thông tư này có hiệu lực phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Tuy nhiên, hiện trên thị trường còn nhiều ngân hàng như Nam A Bank, SCB, Techcombank, Viet Capital Bank, VietBank, SaigonBank… chưa có kế hoạch đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Đáng nói là trong số này không ít ngân hàng đã trình cổ đông thông qua kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM trong kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên trong những năm gần đây, song các ngân hàng thương mại của Việt Nam đang tỏ ra chậm chạp trong việc niêm yết cổ phần của mình trên thị trường chứng khoán.

Tính đến nay toàn ngành có 35 ngân hàng trong nước, đã có 16 ngân hàng niêm yết. Hiện còn 15 ngân hàng có cổ phiếu vẫn giao dịch trên OTC (không gồm 3 ngân hàng 0 đồng là CBBank, GPBank, OceanBank và 1 ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt là Ngân hàng Đông Á) cần niêm yết trong năm 2018 và một vài năm sau. Techcombank, TPBank nhiều khả năng niêm yết trên HSX vào nửa đầu năm 2018; OCB sẽ niêm yết trên HSX vào nửa cuối năm 2018; Nam A bank, Maritime Bank, VietABank, SeABank nhiều khả năng sẽ niêm yết trên UpCOM trong năm 2018.

Theo Nikkei, mục đích của Chính phủ khi bắt buộc các ngân hàng thương mại phải niêm yết cổ phiếu nhằm thanh lọc các tổ chức yếu kém, khuyến khích sự minh bạch trong ngành ngân hàng và xây dựng môi trường ngành đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng nhìn chung, tiến trình niêm yết đang diễn ra khá chậm ở Việt Nam.

Năm 2017, chỉ có bốn ngân hàng đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán tập trung. Chỉ duy nhất VPBank niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, trong khi các ngân hàng khác như: Kienlongbank và LienVietPostBank, VIB đăng ký giao dịch trên UPCoM. Việt Nam đã bỏ lỡ mục tiêu niêm yết cổ phiếu của 10 ngân hàng thương mại vào cuối năm 2016.

Cần tạo sức ép

Theo các chuyên gia, việc cổ phiếu lên sàn rõ ràng không chỉ giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn mà còn giúp các ngân hàng huy động vốn dễ dàng hơn, hoạt động minh bạch hơn, đúng chuẩn hơn, qua đó giúp hình thành nên một hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn và hội nhập tốt hơn với thị trường tài chính quốc tế. Chính vì vậy, cần có biện pháp mạnh tay để thực hiện tốt nhất mục tiêu này.

Mới đây, VietBank bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định từ trên 1 tháng đến 12 tháng. Số tiền phạt là 7,5 triệu đồng, theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013.

Theo quy định tại Nghị định số 145/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP, công ty đại chúng sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng nếu nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định trên 12 tháng.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định từ trên 24 tháng đến 36 tháng sẽ bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng. Nếu không nộp hoặc nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quá thời hạn quy định trên 36 tháng, mức phạt là 70 - 100 triệu đồng. Đối với hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn, mức phạt có thể lên tới 400 triệu đồng, nếu quá thời hạn trên 12 tháng.

Việc một số ngân hàng có kế hoạch niêm yết, thay vì đăng ký giao dịch là động thái tốt, tác động lên cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, thời gian thực hiện của các ngân hàng vẫn phụ thuộc vào diễn biến thị trường. Việc niêm yết cần có thời điểm thích hợp mới có thể nâng cao thanh khoản cổ phiếu.

Quan sát những phiên giao dịch đầu năm cho thấy, dòng cổ phiếu ngân hàng vẫn thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Dù vẫn có nhiều ngân hàng chật vật mà giá cổ phiếu chưa qua nổi vùng mệnh giá, có vài ngân hàng vượt qua vùng 10.000 đồng, tuy nhiên có những ngân hàng có cổ phiếu tăng giá cao, thậm chí gấp 2 – 4 lần so với đầu năm do có kết quả kinh doanh ấn tượng.

Chính vì vậy, theo đánh giá của các công ty chứng khoán năm 2018 ghi nhận một làn sóng ồ ạt hơn nữa các cổ phiếu ngân hàng đổ bộ trên sàn chứng khoán.

Theo B.Chương/ laodong.vn - 28/1/2018

(Link nguồn: https://laodong.vn/lao-dong-doi-song/nhieu-ngan-hang-van-cham-chap-niem-yet-co-phieu-len-san-chung-khoan-588190.ldo)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhiều ngân hàng vẫn chậm chạp niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc