top-banner-2

Thứ ba, 07/02/2017, 09:11 GMT+7

Nhà nước thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp Hà Nội: Những cái tên nào sáng giá?

Viết bởi An An   
Thứ ba, 07/02/2017, 09:11 GMT+7

Chính phủ đã có quyết định chính thức “chỉ mặt điểm tên” 19 doanh nghiệp tại Hà Nội và tỷ lệ sở hữu tương ứng, thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2016-2020.

1-thoai-hoa-von-cong-ty-ha-noi

Xếp sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội là đơn vị đứng thứ 2 về số lượng doanh nghiệp trong quyết định thực hiện sắp xếp đến năm 2020 của Chính Phủ.

Có 4 trong tổng số 19 doanh nghiệp được nêu tên Nhà nước sẽ giữ nguyên tỷ lệ, nắm toàn quyền quyết định bao gồm: Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, Công ty Xổ số Kiến thiết Thủ đô, Công ty Đường sắt Hà Nội và Công ty Nhà xuất bản Hà Nội.

15 công ty còn lại sẽ tiến hành cổ phần hóa tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư tham gia. Trong đó, Nhà nước sẽ nắm giữ cổ phần chi phối (từ trên 50% đến dưới 65%) tại 3 công ty: Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, Công ty Công viên Thống Nhất và Công ty Vườn thú Hà Nội. Và tiến hàng thoái vốn sâu, giảm tỷ lệ nắm giữ còn ít hơn 50% tại 12 công ty chủ chốt, trong đó có nhiều cái tên “sáng giá” như Hanoi Transerco, Hanoi Tourist, UDIC, Hawacom,…

Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist)

Được mệnh danh là “cánh chim đầu đàn” của du lịch Việt Nam, Hanoi Tourist cũng nằm trong danh sách sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ Nhà nước trong thời gian tới. Công ty hoạt động kinh doanh tập trung ở mảng khách sạn – lữ hành, cho thuê văn phòng và vui chơi giải trí.

Hanoi Tourist hiện đang “nắm trong tay” 1 loạt khách sạn cao cấp 4 và 5 sao hàng đầu của Hà Nội như: Sofitel Metropole, Hilton, Pullman, InterContinental, Hotel de l'Opera Hà Nội, Hilton Gardent Inn Hanoi, Khách sạn Hà Nội, Thăng Long Opera… Điểm đến lý tưởng mùa hè - công viên Hồ Tây cũng thuộc một phần sở hữu của Hanoi Tourist.

Từ vốn điều lệ ban đầu gần 600 tỷ đồng, sau 50 năm hoạt động, Tổng công ty đã có vốn điều lệ lên tới 2.850 tỷ đồng, tăng 4,8 lần. Hoạt động kinh doanh luôn vượt chỉ tiêu với mức tăng trưởng hàng năm ở mức 2 con số.

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Hanoi Transerco)

Hanoi Transerco là đơn vị chủ quản hệ thống xe buýt truyền thống và bến xe tại Hà Nội. Mới đây, đơn vị này cho đi vào hoạt động thêm tuyến xe buýt chất lượng cao ra sân bay Nội Bài và tuyến xe buýt nhanh BRT.

Ngoài ra, Hanoi Transerco còn sở hữu xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm và đại lý Ford Hà Nội – chuyên kinh doanh xe ô tô và các dịch vụ liên quan.

Tổng kết năm 2016, doanh thu toàn Tổng công ty ước đạt 3.300 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 57,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico)

Handico là đơn vị chủ lực của Thành phố Hà Nội trong việc thực hiện quỹ nhà ở xã hội như: nhà ở cho học sinh – sinh viên, nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở tái định cư. Mục tiêu chiến lược trong thời gian tới Hadico sẽ phát triển mạnh các lĩnh vực đầu tư bất động sản.

Ngoài ra, Hadico có liên doanh với đối tác Nhật Bản Stanley chuyên sản xuất kinh doanh các bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ như: thiết bị điện, đèn,…

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

Không chỉ hoạt động thương mại nội địa nổi tiếng với chuỗi siêu thị Hapro mart, Tổng Công ty thương mại Hà Nội còn tham gia xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ và phát triển hạ tầng thương mại.

Hapro có vốn điều lệ 1.735 tỷ đồng, 6T2016 ghi nhận doanh thu 2.216 tỷ đồng - giảm nhẹ 10% so với cùng kì, lợi nhuận 52 tỷ (+33%yoy).

Tổng công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị (UDIC)

Đúng như tên gọi, UDIC là chủ thầu của không ít chung cư và khu đô thị mới tại Hà Nội. Ngoài ra UDIC còn hoạt động trong mảng thi công xây lắp và tư vấn thiết kế.

Năm 2016, Tổng Công ty đạt doanh thu 8.787,87 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2015. Lợi nhuận đạt 824 tỷ đồng, bằng 10% so với năm 2015. Trong đó, doanh thu đến chủ yếu từ hoạt động xây lắp và các dự án đầu tư với tỷ trọng tương ứng 45% và 31%.

Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội (Hawacom)

Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước sạch, Hawacom giữ vai trò chủ đạo đóng góp lớn vào sự phát triển đời sống kinh tế xã hội của Thủ đô.

Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, Hawacom sẽ hoàn tất xây dựng 2 nhà máy nước mặt sông Đuống và sông Hồng với công suất tương đương nhau 300.000m3/năm.

Hiện Hawacom có vốn điều lệ 2.572 tỷ. Theo báo cáo tài chính quý II/2016, Hawacom đang nắm giữ gần 800 tỷ tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn.

Theo Tri Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhà nước thoái vốn tại hàng loạt doanh nghiệp Hà Nội: Những cái tên nào sáng giá?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc