top-banner-2

Thứ tư, 07/12/2016, 14:47 GMT+7

10 doanh nghiệp khuynh đảo sàn chứng khoán năm 2006 giờ ra sao?

Viết bởi An An   
Thứ tư, 07/12/2016, 14:47 GMT+7

Đối với thị trường chứng khoán – một thị trường luôn biến động không ngừng thì 10 năm là một quãng thời gian rất dài và có thể làm thay đổi tất cả mọi thứ. Với riêng thị trường Việt Nam, quãng thời gian ấy bằng 2/3 tuổi đời, cho nên sự thay đổi đã diễn ra vô cùng ấn tượng.

nguoi-khuynh-dao-san-chung-khoan-nhat-ban

10 tên tuổi ngày ấy - bây giờ

Đối với thị trường chứng khoán – một thị trường luôn biến động không ngừng thì 10 năm là một quãng thời gian rất dài và có thể làm thay đổi tất cả mọi thứ. Với riêng thị trường Việt Nam, quãng thời gian ấy bằng 2/3 tuổi đời, cho nên sự thay đổi đã diễn ra vô cùng ấn tượng.

Cuối năm 2006, 10 tên tuổi có vốn hóa thị trường lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam là CTCP FPT (FPT), CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, VNM), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (STB), CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC), Tổng CTCP Dịch vụ khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH), CTCP Gemadept (GMD) và CTCP Đầu tư phát triển Sacom (SAM).

Đến cuối tháng 11/2016, 10 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán chỉ còn giữ lại đúng 1 cái tên trong danh sách trên, đó là VNM. Các "ông lớn" khác đã lùi lại về hàng ngũ phía sau. Giá cổ phiếu của những bluechip lừng lẫy một thời như STB hay SAM giờ đây thậm chí còn xuống khá sâu so mệnh giá.

 

 

CTCP FPT (FPT): Sự già nua của một doanh nghiệp hàng đầu

10 năm trước, tại ngày 29/12/2006, FPT đứng đầu thị trường chứng khoán về giá trị vốn hóa với 27.973 tỷ đồng. Từ đó đến nay, công ty đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt và có 3 lần phát hành cổ phiếu cho nhân viên (ESOP). Năm 2015 và 2016, FPT thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu, đều với tỷ lệ 20:3. Theo đó, hiện tại FPT có hơn 459 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nhưng vị trí đứng đầu không còn thuộc về FPT nữa. Sau đợt giảm giá kéo dài suốt 2 năm 2007-2008, cổ phiếu FPT luôn bước đi rất chậm rãi. Mặc dù CTCP FPT luôn được đánh giá là doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam, đại diện cho bộ mặt của công nghệ Việt Nam song trong nhiều năm nay, doanh thu chính vẫn đến từ lĩnh vực bán buôn, bán lẻ hàng công nghệ như điện thoại, máy tính…

Thế nhưng trong chính lĩnh vực đó, FPT vẫn luôn bị đặt lên bàn cân so sánh với Thế giới di động – một doanh nghiệp trẻ đang phát triển rất nhanh, gây ấn tượng bởi sự thay đổi, cải tiến liên tục còn FPT bị "chê" là già.

Tính đến cuối tháng 11/2016, vốn hóa thị trường của FPT là 19.733 tỷ đồng – giảm gần 30% so với 10 năm trước.

 

 

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk): Hiếm có khó tìm

Từ vị trí thứ 2 với giá trị vốn hóa 19.875 tỷ đồng, hiện tại Vinamilk đứng đầu thị trường chứng khoán với 195.947 tỷ đồng – tăng 886%. Đây là con số đã giảm đi nhiều khi cổ phiếu VNM "tụt" từ mức giá gần 170.000 đồng trước đó.

Vinamilk được đánh giá là doanh nghiệp hiếm có tại TTCK Việt Nam với kết quả kinh doanh đều đặn tăng trưởng, đều đặn chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ trên 40% và thưởng cổ phiếu. Vinamilk cũng là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vươn ra tầm quốc tế và luôn là mục tiêu săn đón của nhà đầu tư nước ngoài.

 

 

Ngày 12/12 tới đây, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ tổ chức chào bán cạnh tranh 9% cổ phần của Vinamilk với giá khởi điểm 144.000 đồng/cp.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): Lặng lẽ hồi sinh

ACB từng là một trong 2 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Cổ phiếu ACB cũng làm mưa làm gió trên sàn chứng khoán từ năm 2006 đến năm 2010. Nhìn biểu đồ diễn biến giá cổ phiếu này khi đó cũng đủ thấy nhà đầu tư "khóc, cười" với ACB như thế nào.

 

 

Trải qua nhiều thăng trầm, ACB trở nên lặng lẽ hơn từ năm 2010 đến nay và riêng trong năm 2016, cổ phiếu cũng xuất hiện một số con sóng hấp dẫn. Tính đến cuối tháng 11/2016, vốn hóa thị trường của ACB là 15.864 tỷ đồng – giảm 4% so với 10 năm trước và vẫn là cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn Hà Nội.

Á Châu được nhận định là đang hồi sinh khi các vấn đề về các khoản nợ xấu đang được giải quyết theo chiều hướng tích cực.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank, STB): Tạm biệt ông Đặng Văn Thành và gánh thêm Phương Nam

Cùng với Á Châu thì Sacombank là cái tên ngân hàng nổi bật nhất trên thị trường. Cổ phiếu STB cũng là ngôi sao của nhóm "cổ phiếu vua" một thời. Nhưng Sacombank giờ đã khác xưa rất nhiều. Không còn gắn với tên của gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành, hay thậm chí là ông Trầm Bê, ngân hàng đã trải qua một số "chủ" và giờ còn "cõng" thêm ngân hàng Phương Nam.

10 năm trước, STB có vốn hóa hơn 15.000 tỷ đồng còn cuối tháng 11 năm nay, vốn hóa giảm nhẹ 3% còn 14.592 tỷ đồng.

 

 

CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC): Một thời đã có giá hơn 100.000 đồng/cp

Giao dịch ngày đầu tiên trên HNX vào ngày 19/05/2006 với giá chào sàn là 36.600 đồng. Đến cuối năm, vốn hóa thị trường của PPC là 14.292 tỷ đồng. Đầu năm 2007, PPC chuyển sàn sang HOSE và nhanh chóng lên đến mức giá 105.000 đồng/cp. Đến cuối năm đó, vốn hóa thị trường tăng lên con số 19.351 tỷ đồng.

Nhưng đến nay, vốn hóa của PPC chỉ có 5.383 tỷ đồng – giảm 62%, giá dao động quanh mức 16.000 đồng/cp. Câu chuyện của PPC những năm qua luôn xoay quanh việc đồng Yên Nhật tăng hay giảm và theo đó, khoản trích lập dự phòng lỗ tỷ giá sẽ là yếu tố quyết định đến con số lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp này.

Giá cổ phiếu năm 2007 đã bị thổi lên quá cao trong bối cảnh thị trường chung quá nóng – Đó là nhận xét của nhiều người khi nhớ về PPC.

 


Giá đã điều chỉnh kỹ thuật

Giá đã điều chỉnh kỹ thuật

 

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD): Giá dầu dưới 60 USD/thùng thì tương lai vẫn còn mờ mịt

Đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng ngày ấy với vốn hóa thị trường 11.356 tỷ đồng, bây giờ PVD chỉ còn hơn 8.880 tỷ đồng, giảm 22%. Cổ phiếu PVD từng có thời điểm rực rỡ vào năm 2014, giá cổ phiếu lên đến mức đỉnh lịch sử khi giá dầu tăng mạnh lên hơn 110 USD/thùng.

Rồi cũng theo sự lao dốc của giá dầu mà các doanh nghiệp dầu khí, trong đó có PVD đã phải trải qua những ngày tháng khá khó khăn. Đầu năm nay, PVD gây ấn tượng với mức tăng giá gấp đôi theo sự phục hồi của vàng đen, nhưng hiện tại theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích, triển vọng ngắn hạn của công ty không khả quan khi giá dầu vẫn ở mức dưới 55 USD/thùng.

Theo PVD, hiện nay nguồn cung giàn cho thuê trong khu vực vẫn đang cao gấp 2 lần so với nhu cầu, gây áp lực giảm đối với đơn giá đấu thầu. Việc cho thuê giàn khoan phụ thuộc nhiều vào giá dầu trong khi các nhà thầu sẽ chỉ trở lại nếu mức giá dầu duy trì trên 60 USD trong khoảng thời gian đủ dài (khoảng 6 tháng).

 


PVD đang tiến về vùng giá thấp nhất từ khi niêm yết

PVD đang tiến về vùng giá thấp nhất từ khi niêm yết

 

CTCK Sài Gòn (SSI): Đứng đầu ngành chứng khoán

Trong danh sách 10 công ty nói trên, SSI là công ty thứ 2 ngoài Vinamilk có phong độ tốt sau 10 năm. Cụ thể, tại cuối tháng 11/2016, SSI có vốn hóa thị trường là 9.260 tỷ đồng – tăng 19% so với cuối năm 2006.

Cũng không còn nóng bỏng tay như những năm 2007, 2008 nhưng SSI vẫn luôn được đánh giá là công ty chứng khoán hàng đầu và cổ phiếu chứng khoán hàng đầu trên sàn. Trong những năm qua, SSI giữ thị phần số 1 về môi giới cổ phiếu trên HOSE và HNX.

 

 

CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH): SCIC thoái vốn, REE trở thành chủ mới

Nếu như nhóm doanh nghiệp nhiệt điện có Nhiệt điện Phả Lại là đầu tàu thì tại nhóm thủy điện, Vĩnh Sơn – Sông Hinh là doanh nghiệp lớn nhất trên sàn. Như các doanh nghiệp điện khác, vấn đề của VSH luôn là giá bán điện cho EVN.

Cổ phiếu VSH không bao giờ có thể bùng nổ như năm 2005, 2006 nhưng trong 3 năm nay, giá cổ phiếu đã tăng trưởng khá tốt và có nhiều đợt sóng ngắn hạn cho nhà đầu tư kiếm lời nhanh. Mặc dù vậy, so với 10 năm trước, vốn hóa thị trường của VSH giờ đã giảm tới 47% còn 3.259 tỷ đồng.

 

 

Ngày 5/12 vừa qua, VSH có giao dịch thỏa thuận lên tới 49,5 triệu đơn vị tương đương 24% vốn điều lệ. Đây là hoạt động thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Và người chủ mới là CTCP Cơ điện lạnh (REE) đã mua 40 triệu cổ phiếu VSH từ SCIC.

CTCP Gemadept (GMD): Quay trở lại ngành cốt lõi

Là công ty đứng thứ 9 ngày ấy và vốn hóa sau 10 năm chỉ giảm 19%, GMD hiện đang có vốn hóa khoảng 4.800 tỷ đồng.

Từng lao đao bởi lấn sân sang bất động sản và cao su, Gemadept chủ trương thoái vốn khỏi các lĩnh vực này để tập trung vào mảng cốt lõi. Lợi thế cạnh tranh của GMD vẫn luôn là quyền sở hữu đối với hệ thống cảng biển và kho bãi có vị trí đắc địa cùng mạng lưới khách hàng rộng.

Mới đây, GMD đã đầu tư dự án cảng Nam Đình Vũ có tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng và công suất gần 1,2 triệu TEUS/năm để nâng công suất làm cảng của doanh nghiệp này tại Hải Phòng lên gần 2 triệu TEUS/năm, tức tương đương với Cảng Hải Phòng.

CTCP Đầu tư phát triển Sacom (SAM): Sự thay đổi đáng buồn

Sacom là một doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất dây cáp, cổ phiếu SAM là một trong 2 cổ phiếu đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, và cũng bùng nổ về giá trong năm 2006-2007. Nhưng giờ đây, SAM chỉ được biết đến là một dạng cổ phiếu đầu cơ có thị giá thấp hơn mệnh giá.

 

 

Sau những quyết định lấn sân đa ngành đã khiến kết quả kinh doanh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, năm 2014, Sacom, chứng khoán phố Wall và CTCP Đầu tư và thương mại XNK HFC Việt Nam đã làm cho thị trường nhốn nháo bởi hàng loạt những giao dịch mua bán cổ phiếu SAM với khối lượng hàng triệu đơn vị. Sacom sau đó đã "thay máu" lãnh đạo và hoạt động kinh doanh tiếp tục biến chuyển theo hướng như một công ty đầu tư và đầu tư vào các ngành nghề không liên quan đến nhau.

Gần nhất, Sacom hợp tác đầu tư với công ty Nhựa Đồng Nai để góp vốn đầu tư vào công ty Cấp nước Thừa Thiên Huế, góp vốn thành lập CTCP Quản lý và Đào tạo Khách sạn Việt, CTCP Đầu tư và phát triển hạ tầng An Việt…

Theo Tri Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

10 doanh nghiệp khuynh đảo sàn chứng khoán năm 2006 giờ ra sao?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc