Hai sai lầm kinh điển hầu hết nhà lãnh đạo đều mắc phải |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ hai, 10/11/2014, 15:09 GMT+7 |
Sau đây là 2 sai lầm kinh điển đối với người chơi là nhà quản lý được hai tác giả Jack Stack và Bo Burlingham chỉ ra trong cuốn sách The Great game of business (tạm dịch: Kinh doanh-một cuộc chơi lớn). Kinh doanh là một cuộc chơi, và cũng giống như mọi trò chơi khác, nó có luật chơi riêng, có những người chiến thắng và những kẻ thua cuộc. Để thành công trong trò chơi đó, những người chơi- từ nhà quản lý đến nhân viên cần nắm vững, tuân thủ các quy tắc, luật chơi và hợp tác hiệu quả cùng nhau. Tuy nhiên trong cuộc chơi này, dù là nhà quản lý hay nhân viên cũng gặp phải những sai lầm nhất định. Sau đây là 2 sai lầm kinh điển đối với người chơi là nhà quản lý được hai tác giả Jack Stack và Bo Burlingham chỉ ra trong cuốn sách The Great game of business (tạm dịch: Kinh doanh-một cuộc chơi lớn): Sai lầm 1: Thăng chức quá nhanh cho nhân viên là một sai lầm lớn Quan niệm phổ biến là nhân viên phải chứng tỏ được bản thân trước rồi mới được thăng chức. Tuy nhiên hai tác giả này lại cho họ thì lúc nào cũng muốn thăng chức cho họ càng nhanh càng tốt. Đôi khi, họ còn gửi các nhân viên đi khỏi phòng mình phụ trách. Jack Stack và Bo Burlingham thích tạo cơ hội cho họ, vì muốn họ trở nên chán nản và uể oải; song bên cạnh đó hai tác giả cũng có một động cơ bí mật cho mình: Công việc của người quản lý sẽ trôi chảy hơn rất nhiều nếu gây được thiện cảm với mọi người trong công ty. Tầm nhìn phiến diện là một vấn đề nghiêm trọng trong kinh doanh. Khi lúc nào cũng chỉ tập trung làm một nhiệm vụ, người ta sẽ nhìn nhận mọi chuyện từ một góc nhìn duy nhất. Họ sẽ không biết tôn trọng nhu cầu của các phòng ban khác. Các bức tường cách ly họ với những người khác cứ ngày một cao hơn, khiến quá trình giao tiếp trở nên thật tồi tệ. Với tình cảnh này thì rất khó để được thành tựu gì. Người quản lý cần vượt qua trở ngại này bằng cách cho nhân viên của mình tham gia hoạt động trong các phòng ban khác. Thực chất, đây có thể xem là thực hiện một chương trình đào tạo chéo cho đồng nghiệp của mình. Qua đó, họ học cách nhìn nhận những khía cạnh khác nhau của kinh doanh, còn nhà quản lý thì xây dựng cho mình một mạng lưới liên lạc riêng. Kết quả là, bộ phận do người này phụ trách có hiệu quả công việc cao hơn. Họ có cả một hệ thống hỗ trợ riêng bao gồm các đồng nghiệp cũ hiểu quan điểm của người quản lý cũ và có thể giúp đỡ nếu cần. Tuy nhiên có một rủi ro là việc thăng chức quá nhanh cho cấp dưới khiến nhà quản lý liên tục phải bổ sung các vị trí trống. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng không có thời gian để kiểm tra và đánh giá năng lực của các ứng viên mới. Vì vậy, hai tác giả đã nghĩ ra một phương pháp tuyển dụng riêng: Hãy lưu tâm tới những người từng làm thủ lĩnh một nhóm nào đó trong trường đại học, bởi vì bạn phải được bầu chọn của bạn bè thì mới có được vị trí đó. Nhờ vậy, nhà quản lý biết họ là những người chiến thắng, với cơ chế nhanh thăng chức thì họ cần những người chiến thắng ngay từ đầu như thế. Sai lầm 2: Trách nhiệm của nhà quản lý là đưa ra câu trả lời Có một thực tế phổ biến là các nhà quản lý, nhất là các quản lý mới, thường cho rằng họ có nghĩa vụ đưa ra các giải pháp cho mọi vấn đề phát sinh trong phạm vi phụ trách của mình. Lối tư duy này có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối lớn. Vì thứ nhất, bạn chắc chắn sẽ thất bại bởi lẽ không có ai có trong tay tất cả cá câu trả lời cho mọi chuyện. Thứ hai, nó làm xói mòn uy tín của bạn, vì không ai có thể giải quyết hết mọi vấn đề. Ngoài ra nó còn cách ly bạn với mọi người. Sai lầm lớn nhất của một nhà quản lý thuộc mọi cấp bậc là họ quan niệm rằng mình phải hoàn hảo. Hai tác giả cho rằng những vị CEO không bao giờ bước chân ra khỏi văn phòng khi quần áo chưa được là phẳng phiu. Những người quả n lý như thế sớm muộn gì rồi cũng sẽ chán ghét công việc của mình. Họ cảm thấy rằng mình phải xứng đáng với hình ảnh một nhà quản lý, phải trở thành một hình mẫu, một gương mặt đại diện cho vị trí cấp cao. Cùng lúc, họ lại thất bại trong vai trò quản lý, bởi đã không thực hiện điều mà nhà quản lý giỏi nào cũng cần: Xây dựng lòng tự tin nơi người khác. Để làm được, bạn phải thể hiện cho mọi người thấy rằng bạn cũng chỉ là một con người chứ không phải là thần thánh, bạn không có trong tay tất cả các câu trả lời, và rằng chính bạn cũng mắc vô số sai lầm. Nhưng bạn sẽ gửi đi một thông điệp sai lầm nếu cứ cố trở thành một người hoàn hảo, khi lúc nào cũng muốn tự mình giải quyết mọi vấn đề. Tốt hơn hết là bạn hãy chia sẻ trách nhiệm đó với mọi người, hợp tác với các đồng nghiệp để cùng tìm ra giải pháp. Theo Infonet Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|