top-banner-2

Thứ năm, 11/04/2024, 10:41 GMT+7

SASCO đáp ứng xu hướng phát triển mới

Viết bởi ducanh   
Thứ năm, 11/04/2024, 10:41 GMT+7

SASCO hoàn thành năm 2023 với kết quả tích cực, tạo thế và lực cho những bước tiến vững chắc hơn.

sasco-dap-ung-xu-huong-phat-trien-moi

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của công ty.

Đó là nhận định của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (SASCO) tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của công ty.

Tăng trưởng bất chấp khó khăn

Cụ thể năm 2023, tổng doanh thu của công ty đạt 2.762 tỉ đồng, tăng 17% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 334 tỉ đồng, tăng 22% so với kế hoạch. Nộp ngân sách đạt 100 tỉ đồng, tăng 54% so với kế hoạch. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 1.889 đồng/cổ phiếu, tăng 21% so với kế hoạch.

Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 cho thấy tổng tài sản tính đến hết năm 2023 là 2.249 tỉ đồng, tăng 10% so với năm trước. Công ty này chuyên quản lý và vận hành hệ thống cửa hàng miễn thuế, bán hàng lưu niệm, nhà hàng, phòng chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất, với nhiều thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc như: Prime Lounge, SASCO Duty Free, The Phoenix, Food Village, Cuisine de Saigon, Phố Chợ, Phở Sen… 

Công ty cũng là thành viên tích cực, tiên phong trong các hoạt động cộng đồng xã hội, chương trình thương hiệu quốc gia và phát triển bền vững Việt Nam.

Prime Lounge - Phòng chờ thương gia đẳng cấp tại Tân Sơn Nhất với những dịch vụ độc đáo chưa từng có trong hệ thống phòng chờ thương gia Việt Nam.

Prime Lounge - Phòng chờ thương gia đẳng cấp tại Tân Sơn Nhất với những dịch vụ độc đáo chưa từng có trong hệ thống phòng chờ thương gia Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn vào năm 2024, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đánh giá dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn nhưng ngành hàng không còn đương đầu với nhiều thách thức lớn về giá xăng dầu, tỷ giá, mức độ mở cửa của các nền kinh tế quốc tế trọng điểm. Kinh tế Việt Nam cũng sẽ đối mặt tác động từ những yếu tố này.

Do đó, 2024 với công ty có triển vọng, tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức. Tại đại đội, Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty đưa ra mục tiêu doanh thu thuần 2.903 tỉ đồng, tăng 5% so với 2023. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.788 tỉ đồng, tăng 8% so với năm trước. Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 343 tỉ đồng, tăng 3% so với năm trước.

Để đạt được mục tiêu kinh doanh, công ty đưa một số giải pháp chiến lược: chuyển đổi số và nâng cấp công nghệ; tập trung phát triển các dịch vụ đẳng cấp, đầu tư vào con người, không ngừng sáng tạo, tiên phong dẫn dắt thị trường, giữ vững thị trường truyền thống tại sân bay Tân Sơn Nhất, đón đầu cơ hội phát triển tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành trong tương lai.

Sẽ đầu tư mạnh vào nhà ga T3 và sân bay Long Thành

Năm 2024, công ty cho biết sẽ chú trọng vào sân bay Tân Sơn Nhất, tập trung vào bán hàng miễn thuế, phòng chờ và các dịch vụ khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đổi mới và tăng cường phát triển các hoạt động kinh doanh hiệu quả, đồng thời tận dụng cơ hội phát triển tại nhà ga T3 Tân Sơn Nhất và Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Đánh giá triển vọng kinh doanh tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, ông Hạnh Nguyễn nhận xét: "Nhà ga T3 đi vào hoạt động sẽ vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Đây sẽ là cơ hội cho công ty mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Nhưng cũng sẽ là thách thức cho công ty do việc gia tăng cạnh tranh, nhất là từ các chuỗi F&B, ngành hàng lớn bên ngoài tham gia vào thị trường. 

Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm am hiểu thị trường kinh doanh đặc thù trong sân bay, công ty tin tưởng sẽ vững vàng vượt qua được các khó khăn và đạt được mức tăng trưởng dương sau khi T3 đi vào hoạt động".

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đánh giá dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn nhưng ngành hàng không còn đương đầu với nhiều thách thức lớn trong năm 2024.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn đánh giá dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn nhưng ngành hàng không còn đương đầu với nhiều thách thức lớn trong năm 2024.

Với sân bay Long Thành, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói Long Thành sẽ thay thế vai trò của sân bay Tân Sơn Nhất và tương lai của công ty ở đó. Công ty có 3 thế mạnh: kinh nghiệm 30 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng không, sở hữu 138 thương hiệu của đối tác chiến lược IPPG và nguồn nhân sự chất lượng hàng ngàn người. 3 yếu tố này sẽ được tập trung, củng cố, phát triển tại T3 và Long Thành. 

"SASCO có cơ hội tham gia kinh doanh tại Long Thành cùng các đối thủ khác, công ty có tài chính và IPPG sẽ hỗ trợ nếu cần thiết", ông Hạnh Nguyễn nói.

"Hiện nay, công ty đang xây dựng các kế hoạch đấu thầu mặt bằng kinh doanh tại nhà ga sân bay quốc tế Long Thành. Ông cũng khẳng định không có chuyện công ty được độc quyền kinh doanh ở đây, bởi còn có rất nhiều công ty khác cùng tham gia", vị chủ tịch HĐQT thông tin thêm.

ĐHĐCĐ đã bầu cử HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029 với 5 thành viên: ông Nguyễn Văn Hùng Cường, ông Nguyễn Hạnh, bà Lê Hồng Thủy Tiên, bà Lê Thị Diệu Thúy và ông Lê Anh Tuấn.

Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2029 ra mắt tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của công ty.

Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2024-2029 ra mắt tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của công ty.

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

SASCO đáp ứng xu hướng phát triển mới

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc