Áp dụng quy tắc 10/10/10 của Warren Buffett, bế tắc nào cũng sẽ được giải quyết |
Viết bởi Phương Nhi |
Chủ nhật, 14/01/2018, 19:53 GMT+7 |
"Bạn không thể tiến bộ mà không đưa ra quyết định." - Jim Rohn.
Ra quyết định là một yếu tố trong cuộc sống của mỗi người đều phải trải qua. Cho dù hoàn cảnh có trở nên cực kỳ quan trọng và căng thẳng như thế nào đi chăng nữa, thì vẫn phải đưa ra một quyết định để có thể đi đến trạm tiếp theo trong cuộc đời. Những người cực kì thành công là những người thường xuyên phải đối mặt với những quyết định khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên, những người thành công như Warren Buffett huyền thoại đã tự mình vượt qua một cách có hệ thống giữa các lựa chọn để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Tại sao chúng ta đưa ra những quyết định không sáng suốt? Theo các nghiên cứu gần đây, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ra quyết định của mỗi người. Những điều này có thể bao gồm những kinh nghiệm trong quá khứ, những thành kiến về nhận thức và nhiều yếu tố khác. Các yếu tố đó xuất hiện trong các tình huống căng thẳng, và bạn có một công thức về một quyết định sai lầm dưới tiềm thức. Vậy, làm thế nào bạn có thể tránh được những điều đó và đưa ra quyết định hợp lí hơn? Những người thành công như Warren Buffett phải thực hiện những lựa chọn có thể ảnh hưởng đến hàng triệu đô la mỗi ngày. Thay vì để điều này ảnh hưởng đến lựa chọn của mình, ông sử dụng một phương pháp có thể dễ dàng được áp dụng cho cuộc sống của bất kỳ ai. Nó được gọi là “Quy tắc 10/10/10”. Quy tắc này thực sự đơn giản. Bạn chỉ cần nhớ ba câu hỏi, và có thể trả lời chúng với một viễn cảnh hướng tới tương lai: Các câu hỏi là: 1. Tôi sẽ cảm thấy thế nào về quyết định của mình trong 10 phút? 2. Tôi sẽ cảm thấy thế nào về quyết định của tôi trong 10 tháng? 3. Tôi sẽ cảm thấy thế nào về quyết định của tôi trong 10 năm? Sẽ tốt hơn khi bạn luôn suy nghĩ và kiểm tra nó thường xuyên. Khi tôi 22 tuổi, tôi đã chuyển đến NYC, và tôi đã cố gắng bắt đầu sự nghiệp của mình bằng cách tham gia một cuộc phỏng vấn trên Wall Street. Tất nhiên, điều bắt buộc đối với tôi là trang phục. Với tài khoản tiết kiệm bốc hơi nhanh chóng, tôi biết rằng tôi không có khả năng chi trả cho một bộ com lê mới. Tôi đã bị rơi vào một tình trạng tiến thoái lưỡng nan: tôi có thể ở lại làm việc vào mỗi ngày cuối tuần và bắt đầu tiết kiệm đủ để mua bộ com-lê. Hoặc là tôi có thể mua bộ quần áo bằng thẻ tín dụng và hy vọng sẽ trả hết. Đây là cách mà phương pháp 10:10:10 đã diễn tả khi tôi nghĩ đến việc mua bằng thẻ tín dụng: 1. Tôi cảm thấy thế nào sau 10 phút sau khi mua bộ com lê bằng thẻ tín dụng? Tôi sẽ cảm thấy tốt về bản thân mình! Tôi không muốn các ngày cuối tuần của tôi được sắp đặt bởi một lần mua, và tôi không muốn dành cả cuộc đời của mình để kiếm tiền. 2. Tôi sẽ cảm thấy thế nào sau 10 tháng sau khi mua bằng thẻ tín dụng? Nếu tôi có một công việc vào lúc đó, tôi sẽ vui mừng vì tôi sẽ được thư giãn vào cuối tuần! Nhưng nếu ngược lại, tôi sẽ phải lo lắng khi phải trả tiền cho bộ trang phục đó (và không có thu nhập). 3. Tôi sẽ cảm thấy thế nào sau 10 năm sau khi mua bằng thẻ tín dụng? Dù thế nào, tôi vẫn hy vọng có một công việc ngay sau đó. Nếu phải mất một thời gian để làm việc, tôi biết rằng nợ thẻ tín dụng có thể bị đội lên nhanh chóng và tôi có thể sẽ phải hối tiếc về việc trả nợ nần trong nhiều năm tới. Vậy là đã rõ, tôi đã làm việc mỗi cuối tuần trong một thời gian và tiết kiệm để mua bộ com-lê, và tôi đã nhận được công việc khá nhanh chóng mà vẫn tránh được nợ nần trong quá trình này. Cách áp dụng điều này đối với bạn Bộ não của bạn bị phân tâm khi nhìn vào những lợi ích ngắn hạn. Tuy nhiên, nhìn vào sự hài lòng lâu dài và sự gia tăng của nó cho phép bạn đưa ra những quyết định thông minh hơn. Như Tiến sĩ Stephen Covey đã nói: "Hạnh phúc có thể được định nghĩa là hoa trái của mong muốn và khả năng hy sinh những gì chúng ta muốn bây giờ cho những gì chúng ta muốn trong tương lai”. Phương pháp này buộc bạn suy nghĩ xa rộng hơn, suy nghĩ thông minh, và đánh giá tình huống bằng cách tự trả lời câu hỏi trên. Thực tiễn là chìa khóa thành công, và cũng tương tự với phương pháp này: Khi bạn làm nó thường xuyên hơn, não bạn sẽ thích nghi nhanh hơn. Vì vậy, lần sau khi bạn phải quyết định cái gì, hãy thử nhìn xa hơn, và bạn sẽ bắt đầu thấy sự khác biệt. Theo Hoài Thu - ttvn.vn - 14/01/2018 (Link nguồn: http://ttvn.vn/kinh-doanh/ap-dung-quy-tac-101010-cua-warren-buffett-be-tac-nao-cung-se-duoc-giai-quyet-4201814182214859.htm) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|