Doanh nghiệp dệt may nan giải chiến lược thương hiệu |
Viết bởi ducanh | |
Thứ sáu, 19/05/2017, 08:49 GMT+7 | |
Năm 2017, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tếngày càng sâu rộng, nhiều doanh nghiệp dệt may đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng chuyển đổi từ mô hình gia công sang OBM. Hình thức này mang lại nhiều lợi ích khi gia tăng tính cạnh tranh cũng như giá trị thặng dư nhưng cũng khiến doanh nghiệp phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn, thách thức, đặc biệt là vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm. Hình thức kinh doanh OBM trong ngành dệt may là doanh nghiệp (DN) phải tự thiết kế, lựa chọn nguyên phụ liệu, sản xuất và phân phối bằng thương hiệu của chính DN. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt đã bắt đầu bỏ gia công để chuyển đổi hình thức sang OBM nhưng chủ yếu nhắm vào thị trường nội địa. Một số thương hiệu đã bắt đầu định hình và được nhận diện khá tốt, thậm chí có những thương hiệu được bày bán trong các trung tâm thương mại, được người tiêu dùng ngầm khẳng định là thương hiệu cao cấp.Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển theo hướng mở ra nhiều dòng sản phẩm cho các phân khúc thị trường, và có nhóm đối tượng tiêu dùng khác nhau thì đa phần đều lúng túng và gặp vướng mắc. Đó là những vướng mắc trong xây dựng cấu trúc và quản trị đa thương hiệu, đặc biệt đối với doanh nghiệp gia đình. Đây cũng là vấn đề mà chương trình CEO - Chìa khoá thành công đề cập đến trong chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Chiến lược thương hiệu” phát trên VTV1, lúc 10h Chủ Nhật ngày 21/05/2017. Một doanh nghiệp gia đình chuyên may gia công khởi nghiệp cách đây hơn 20 năm. Sau khi chuyển đổi sang mô hình OBM đã tạo được thành công lớn tại thị trường nội địa. Với đà đó, CEO, cổ đông và các thành viên trong gia đình cùng quyết tâm mở rộng sản phẩm. Tuy nhiên mâu thuẫn nảy sinh khi các thành viên bàn đến cấu trúc thương hiệu cho các dòng sản phẩm mới. CEO trong chương trình là chị Vũ Ngọc Hương - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Sao Kim. Chị đã có 13 năm quản lý doanh nghiệp của mình đi từ con số 0 đến tạọ dựng được thương hiệu VenusCorp uy tín và có vị thế trên thị trường quản lý tài sản tại Việt Nam.
Bà Vũ Ngọc Hương - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư Sao Kim Theo chị Hương, nên đặt tên thương hiệu riêng cho từng loại thời trang khác nhau. Bởi mỗi dòng sản phẩm sẽ dành cho từng loại đối tượng khách hàng khác nhau nên đặc tính và nhận diện thương hiệu cũng phải khác nhau. Nếu để chung một tên thương hiệu cho tất cả thì khách hàng có thể sẽ không phân biệt được và doanh nghiệp không bán được sản phẩm cho đúng đối tượng khách hàng… Tuy nhiên, các cổ đông trong chương trình lại ủng hộ việc doanh nghiệp nên đồng nhất theo thương hiệu đang nổi tiếng hiện nay của công ty. Tất cả các loại sản phẩm của công ty chỉ nên mang tên duy nhất của thương hiệu này. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng được sự nổi tiếng của thương hiệu hiện tại cho các sản phẩm mới mà còn tạo được sự đồng nhất nhằm tăng khả năng kiểm soát và quản trị thương hiệu. Đặc biệt, còn giúp tiết kiệm chi phí truyền thông cho thương hiệu. Chị Hương tranh biện cùng hai cổ đông trong chương trình CEO - Chìa khoá thành công VTV1(Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam và Hoang gia Media Group thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland) Theo dõi cuộc tranh biện, bạn Dong Le ủng hộ CEO: “Hiện nay, các thương hiệu lớn trên thế giới đều đặt tên riêng cho từng sản phẩm, nhắm vào từng đối tượng khác nhau tránh nhầm lẫn, tôi đồng tình với ý kiến CEO”. Tuy nhiên Bạn YA Vo lại có ý kiến trái chiều: “Khi mở rộng các dòng sản phẩm và đặt tên tràn lan tức là làm suy yếu sức mạnh của thươnghiệu. Khi thu gọn lại, tức là làm tăng thêm sức mạnh của thương hiệu.” Cả hai luồng ý kiến đều có lý lẽ và sự thuyết phục của mình. Bên nào sẽ giành được lợi thế ? Kết quả sẽ có tại chương trình CEO - Chìa khoá thành công vào 10h Chủ Nhật ngày 21/05/2017.
PV *Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|