top-banner-2

Thứ tư, 19/04/2017, 13:03 GMT+7

Những bài học từ Na Uy - Nền kinh tế bao quát nhất thế giới

Viết bởi An An   
Thứ tư, 19/04/2017, 13:03 GMT+7

Các quốc gia phương Tây có nền kinh tế càng phát triển thì khoảng cách giàu nghèo càng rộng hơn, tầng lớp trung lưu bị thu hẹp và xã hội bị rạn nứt. Đó là một hiện tượng quen thuộc, nhưng ở Na Uy, đó lại là một câu chuyện khác.

1-nauy-van-hoa-doanh-nhan

Na Uy đừng đầu về Chỉ số của các nền kinh tế bao quát 2017, một nghiên cứu được thực hiện bởi Diễn đàn Kinh tế thế giới. Những nền kinh tế bao quát là những quốc gia có tăng trưởng bền vững qua nhiều thập kỷ, bao hàm nhiều lĩnh vực, tạo việc làm cho phần lớn dân số và giảm đói ngèo.

Quốc gia Scandinavia nhỏ bé có 5 triệu người làm mọi thức khác đi. Na Uy có chênh lệch thu nhập ít nhất thế giới, được giúp đỡ bởi hàng loạt các chính sách hỗ trợ giáo dục và đổi mới. Đất nước này cũng tập trung quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới của mình – quản lý nguồn thu từ dầu mở và khí tự nhiên – vào kế hoạch kinh tế dài hạn.


Các nền kinh tế phát triển bao quát nhất thế giới 2017 (Nguồn: World Economic Forum)


Các nền kinh tế phát triển bao quát nhất thế giới 2017 (Nguồn: World Economic Forum)

 

Tăng trưởng kinh tế ở Na Uy được thể hiện bằng mức sống cao và ngày càng tăng lên của người dân, với GDP bình quân đầu người là 89 741 USD, cao hơn mức trung bình 44 656 của 30 nền kinh tế tiên tiến nằm trong bản báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Mặc dù chi phí sinh hoạt ở Na Uy cũng cao, nhưng khi điều chỉnh ngang bằng sức mua thì quốc gia này vẫn có thu nhâp trung bình cao nhất trong các nền kinh tế tiên tiến, với mức 60,4 USD/người/ngày.

Chính phủ Na Uy đã làm thế nào để đạt được thành tựu này?

Giống như các nước Bắc Âu khác và Thụy Sĩ, Na Uy không có mức lương tối thiểu, nhưng 70% người lao động nằm trong các thỏa thuận tập thể quy định mức lương sàn cụ thể. Thêm vào đó, 54% nhân viên được trả lương là thành viên của các liên hiệp, trong khi con số đó ở Mỹ là 11% và ở Anh là 25%. Nhìn chung, Na Uy đứng đầu về chỉ số việc làm, cả về khả năng tiếp cận việc làm và mức độ ổn định của nó, và mức lương mà nhân viên được trả công.

Sự bao quát không chỉ thể hiện ở việc làm, mà còn ở các yếu tố quan trọng khác như giáo dục, nỗ lực thu hẹp khoảng cách về giới và hàm lượng carbon của nền kinh tế.

Về mặt giáo dục, Na Uy đứng thứ nhì về chỉ số chất lượng đào tạo (xếp sau Phần Lan), trong khi nó cũng đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ bao quát xã hội của PISA (Chương trình đánh giá dành cho sinh viên quốc tế của OECD), một bảng xếp hạng đánh giá sự đa dạng kinh tế xã hội của các trường học.

Chính phủ ưu tiên giáo dục như một phương thức để đa dạng hóa nền kinh tế và thúc đẩy quá trình phát triển cao và bao quát hơn. Na Uy thúc đẩy các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM), cùng với các kỹ năng nghề và kinh doanh. Năm nay, chương trình thạc sĩ 5 năm cho giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao vị thế của nghề giáo.

Trong lĩnh vực kinh doanh, Na Uy vận hành chương trình Đổi mới dựa vào Nghiên cứu (BIA) cho phép các công ty đăng ký tài trợ cho R&D miễn là giá trị được tạo ra không chỉ phục vụ cho công ty mà còn cho cả xã hội nữa. Tương tự, chương trình ưu đãi về thuế SkatteFUNN khấu trừ thuế cho các hoạt động R&D của các công ty Na Uy.

Quốc gia này luộn kiên định trong việc thu hẹp khoảng cách về giới – bao gồm tiếp cận với giáo dục, tham gia lực lượng lao động hay thu nhập. Tỷ lệ phụ nữ/nam giới tham gia thị trường việc làm là 0,95, trong khi đó tỷ lệ thu nhập của phụ nữ/nam giới là 0,79. Na Uy đứng thứ 4 trong số 30 nước phát triển về cả 2 mục trên. Vào năm 2003, Na Uy áp đặt về giới cho các công ty, buộc họ phải có ít nhất 40% ban điều hành là phụ nữ.


Tỷ lệ thu nhập nữ/nam ở một số quốc gia phát triển (Nguồn: World Economic Forum)

Tỷ lệ thu nhập nữ/nam ở một số quốc gia phát triển (Nguồn: World Economic Forum)

Các chính sách hỗ trợ cho bậc cha mẹ là chìa khóa để thu hẹp khoảng cách về giới và hỗ trợ tăng trưởng.

Na Uy cung cấp chương trình giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. trong khi cha mẹ có quyền đưa con của họ đến mẫu giáo kể từ năm 1 tuổi. Nhà nước Na Uy trợ cấp rất nhiều vào chăm sóc trẻ em để giúp cho học phí của các trường học phải chăng. Trường mẫu giáo tập trưng vào 7 lĩnh vực học tập bao gồm ngôn ngữ, những con số, tính sáng tạo, thiên nhiên và đạo đức.

Từ năm 2013, Na Uy cho phép bố mẹ được nghỉ 49 tuần nhận 100% lương để chăm sóc con mới sinh (hoặc 59 tuần nhưng chỉ được trả 80% lương). Thêm vào đó, các ông bố bà mẹ phải nghỉ ít nhất 14 tuần sau khi đứa trẻ ra đời.

Về mặt môi trường, mặc dù Na Uy đã hưởng lợi từ việc bán nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên nhiên trong quá khứ, 98% sản lượng năng lượng hiện tại của quốc gia này là từ nguồn năng lượng có thể tái tạo, chủ yếu là thủy điện. các chính sách khác bao gồm sự ủng hộ cho phương tiện chạy bằng điện với ½ các xe ô tô mới mua ở Na Uy chạy bằng điện hoặc là ô tô hybrid (chạy cả bằng điện và động cơ đốt trong).

Nhìn chung, Na Uy đã xác định được những điểm yếu của nền kinh tế - cú sốc giá dầu – và khai thác thế mạnh của mình để tiến tới tăng trưởng bao quát, việc làm và mức sống cao thông qua các chính sách dài hạn.

Những lời kêu gọi cho tăng trưởng bao quát đã tăng lên ở khắp nơi. Trong khi người Na Uy may may hơn hầu hết những người khác, trường hợp của quốc gia Bắc Âu này cũng cung cấp 1 số bài học quý giá cho các nhà xây dựng chính sách ở các nơi khác trên thế giới.

Theo Tri Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Những bài học từ Na Uy - Nền kinh tế bao quát nhất thế giới

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc