Phong trào khởi nghiệp - Khát vọng khẳng định và thành công của giới trẻ VN |
Viết bởi An An |
Thứ tư, 20/04/2016, 15:48 GMT+7 |
Ý chí vượt khó, khát vọng cống hiến cho đất nước và giấc mơ làm giàu vì sự tồn vinh của dân tộc là những động lực thúc đẩy hình thành nên phong trào “nhà nhà khởi nghiệp, người người khởi nghiệp”, góp phần tạo nên diện mạo mới của nền kinh tế Việt Nam đương đại.
Khởi nghiệp - khát vọng thành công, ảnh minh họa - Nguồn: Internet Bài học Isarel - Quốc gia khởi nghiệp hàng đầu trên thế giới Xuất phát từ bối cảnh xã hội hiện đại là “một thế giới phẳng”, trong đó, cơ hội thành công được chia đều cho tất cả mọi người ở bất kỳ quốc gia nào, vùng miền nào nhờ có sức mạnh của công nghệ Internet. Bối cảnh chung ấy đã trở thành một “bàn đạp” để mỗi cá nhân đều ấp ủ và thực hiện giấc mơ khởi nghiệp, giấc mơ khẳng định bản thân và giấc mơ thành công. Ngày nay, khởi nghiệp là giấc mộng chung của nhiều người, ở nhiều đất nước. Phải nói đến những quốc gia thành công trong công cuộc khởi nghiệp và trở thành những đất nước có uy tín trên trường quốc tế như một nước Nga khổng lồ, một xứ Mỹ cường quốc, một nước Pháp giàu mạnh. Nhưng cho đến khi Isarel bừng tỉnh thì đất nước này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn lao cho các dân tộc khác về tấm gương khởi nghiệp vì sự tồn vinh của dân tộc. Isarel, một đất nước có diện tích không lớn nhưng hiện nay đã trở thành một quốc gia khởi nghiệp hàng đầu trên thế giới với 4800 Start-up và được cả nhân loại học hỏi về ý chí, khát vọng lẫn sự kiên trì cố gắng biến giấc mơ “trồng rau trên sa mạc” thành hiện thực. Cho đến nay, Isarel là nước có môi trường sinh thái khởi nghiệp tốt nhất thế giới và mỗi năm xuất hiện thêm 1000 công ty khởi nghiệp tại đây. Và cũng từ đất nước này, phong trào khởi nghiệp đã lan tỏa và ảnh hưởng khắp toàn cầu. Đất nước Isarel - Quốc gia khởi nghiệp hàng đầu trên thế giới, ảnh minh họa - Nguồn: Internet Nhờ sự hậu thuẫn lớn lao từ chính phủ, sự hướng dẫn tận tâm của những doanh nhân có kinh nghiệm, môi trường khởi nghiệp cởi mở và thân thiện cùng với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, lạc quan, không sợ thất bại, dám nghĩ dám làm và sự thông minh, sáng tạo, cộng đồng khởi nghiệp Isarel đã biến đất nước sa mạc thành một biểu tưởng đáng học hỏi trên khắp thế giới. Với Isarel, khởi nghiệp bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết trong xã hội. Và chính từ những điều nhỏ nhặt ấy đã tạo nên những công ty trị giá hàng tỷ USD của Isarel. Chỉ với vấn đề tắc đường, họ đã sáng tạo nên ứng dụng Waze. Ứng dụng Wave vừa giống Google Maps để chỉ đường, lại vừa giống VOV giao thông của Việt Nam, cảnh báo những cung đường đang tắc. Ứng dụng này đã tạo ấn tượng tốt với những người từ Google và cả Facebook, cũng đã nhận được tiền đầu tư từ Trung Quốc. Vừa qua, Waze đã được Google mua lại với giá 1 tỷ USD. Như vậy, từ việc giải quyết chuyện tắc đường cho một bác tài xế, Waze giờ đây có thể giúp đỡ được các lái xe trên toàn thế giới. Israel cũng là nơi sản sinh ra những công ty sáng tạo và đổi mới nổi tiếng như Teva - công ty sản xuất thuốc với giá trị thị trường là 43 tỷ USD và Check Point - công ty công nghệ phần mềm có trị giá 11 tỷ USD. Cũng có thể kể đến công ty IronSource. Công ty này đã giúp các nhà phát triển di động tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thêm quảng cáo vào ứng dụng của họ. Đó là một trong những "chú ngựa ô" của Israel. Với số vốn ban đầu 105 triệu USD vào tháng 2, hiện họ đã đạt trên 1 tỷ USD và đang kiếm "hàng trăm triệu USD" tiền lời với hơn tỷ người dùng mỗi năm. Và cũng có thể kể đến hàng trăm công ty khởi nghiệp khác như SimilarWeb, Zutalabs, Testfairy, StoreDot, Ravello Systems,… của cộng đồng khởi nghiệp Isarel đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và tạo nên những cú bức phá thần thánh của xứ sở thần kỳ này, xứ sở được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Cộng đồng doanh nhân trẻ Việt Nam và giấc mơ khởi nghiệp Hòa vào dòng chảy của thời đại và những bài học từ đất nước Isarel, giới trẻ Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội cũng diễn ra phong trào “nhà nhà khởi nghiệp, người người khởi nghiệp” rầm rộ và sôi nổi. Thậm chí, nhiều thanh niên đã từ bỏ những vị trí quan trọng tại các công ty lớn có môi trường làm việc tốt với mức lương đáng mơ ước để bắt tay vào hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp. Cũng từ trào lưu khởi nghiệp này, đã diễn ra nhiều buổi hội thảo về chuyên đề khởi nghiệp ở giảng đường đại học của các trường kinh tế cho đến những buổi diễn thuyết của các diễn giả dạy làm giàu. Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nhiều tiềm năng để trở thành một quốc gia khởi nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều cản trở để cộng đồng này có thể triển khai một công cuộc khởi nghiệp toàn diện và đồng bộ. Thiếu một môi trường sinh thái khởi nghiệp, kêu gọi đầu tư khá là khó khăn, hệ thống quản lý thiếu một kinh nghiệm toàn diện,… là những cản trở bước đầu đối với con đường khởi nghiệp ở Việt Nam. Không những vậy, với start-up, để tồn tại và phát triển hưng thịnh, doanh nghiệp phải biết thực hiện sứ mệnh, đó là những sứ mệnh lớn lao đóng góp vào sự tồn vong và phát triển của Việt Nam nói riêng và cả nhân loại nói chung. Tuy nhiên, cộng đồng start-up Việt Nam cũng đã ghi nhận sự thành công của nhiều doanh nhân trẻ. Đó là người phụ nữ được báo Anh gọi là “Nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam” Trương Thanh Thủy. Cô đã đạt được thành công vang dội với việc thành lập tới 3 doanh nghiệp trong 3 lĩnh vực khác nhau. Trong đó, có một công ty được thung lũng Sillicon mua lại khi cô chưa tròn 30 tuổi. Để đạt được điều đó, Thanh Thủy đã trải qua một quá trình thử nghiệm nhiều khó khăn, ngày ngủ chỉ 4 đến 5 giờ và không có thời gian cho sự mệt mỏi. Với ý chí và nghị lực trên, cô đã thành lập doanh nghiệp sữa tại Đồng Nai và thành lập công ty khởi nghiệp GreenGar với ứng dụng Whiteboard. Chị Trương Thanh Thủy được mệnh danh là "Nữ hoàng khởi nghiệp", ảnh minh họa - Nguồn: Internet Trong lĩnh vực du lịch, nổi lên Start-up với tên gọi Triip me. Công ty này do hai vợ chồng Hải Hồ và Hà Lâm thành lập năm 2013, hoạt động với mô hình tương tự Airbnb, tức dùng nguồn lực của cộng đồng để xây dựng các tour du lịch trên toàn thế giới. Hiện nay, Triip me đã có mặt tại gần 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với việc bắt tay hợp tác cùng Gobi Partners, Triip me hy vọng không chỉ có thêm vốn để mở rộng thị trường mà còn tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực du lịch của quỹ đầu tư này. Với OnOn pay, cộng đồng khởi nghiệp đã chứng kiến cuộc đột phá ngoạn mục của Việt Nam. Ứng dụng và website của OnOnPay cho phép người dùng nạp thẳng tiền cho thuê bao của mình chỉ trong vài cú nhấp chuột. Ứng dụng nạp tiền tiện ích trên di động OnOnPay này đã nhận được khoản vốn đầu tư lớn đến từ quỹ đầu tư Captii Ventures, Singapore. Startup triển vọng này hứa hẹn sẽ mở rộng quy mô trên khắp thị trường Việt Nam và vươn ra thị trường Đông Nam Á trong năm nay. Trong lĩnh vực bất động sản, có sự xuất hiện của chàng thủ khoa Võ Phi Nhật Huy, sở hữu chuỗi công ty 5 triệu USD đã trải qua một thời gian dài thai nghén và thử nghiệm với hình thức cho thuê bất động sản. Và còn rất nhiều doanh nghiệp trẻ khác của Việt Nam đã lần lượt ra đời, phát triển cùng giấc mơ khởi nghiệp. Có doanh nghiệp đã dừng cuộc chơi ngay ở những năm đầu hình thành. Cũng có những doanh nghiệp bắt đầu bước lên thương trường và được sự công nhận của quốc tế. Dù không tồn tại hay phhát triển đi nữa thì chúng cũng là bằng chứng của khát vọng mãnh liệt về việc khẳng định giá trị bản thân, giá trị tri thức trong thời kỳ hội nhập, xây dựng hoài bão ước mơ làm giàu cho chính mình và cống hiến cho quê hương. Đó là lẽ sống tốt đẹp và chính đáng nhất ở mỗi công dân mà đất nước luôn trân trọng và vun trồng. Tổng hợp: NL - Chuyên đề Văn hóa doanh nhân tháng 5
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|