Bán hàng đa cấp: 'Khóc dở mếu dở' vì thiếu hiểu biết |
Viết bởi An An |
Thứ bảy, 26/03/2016, 08:34 GMT+7 |
Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp nhấn mạnh: Nhiều người “khóc dở, mếu dở” vì không tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật, hoặc các điều khoản trong hợp đồng bán hàng với các Cty đa cấp. Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp Sau vụ vỡ lở của Công Ty Liên Kết Việt, đã có rất nhiều nhà phân phối của các công ty đa cấp khác liên tục “ tố cáo” các doanh nghiệp mà mình đã trót tham gia. Cụ thể là trường hợp của ông Nguyễn Văn Tần ở lô 134 ngõ 233b khu giãn dân phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, phản ánh đến một số cơ quan báo chí về hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp của Công ty TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long (Công ty Thăng Long) có “dấu hiệu” lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của công dân. Tuy nhiên đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vụ việc này. Theo hồ sơ vụ việc, ngày 01/06/2015, ông Tần được bà Triệu Thị Tuyết (cùng tổ dân phố) giới thiệu tham gia bán hàng đa cấp cho Công ty Thăng Long. Ông đã mua 330 bộ sản phẩm Thymozin với số tiền 342.500.000 đồng. Toàn bộ số hàng chia làm 3 gói, trong đó ông tham gia mua gói 31 triệu đồng, còn lại vợ ông là Nguyễn Thị Minh, con trai ông là Nguyễn Hữu Thông mỗi người mua gói 155 triệu đồng. Cùng ngày ông Tần, bà Minh (vợ ), anh Thông (con) đã ký hợp đồng số 25-0802, số 25-0803 và 25-0803, trở thành nhà phân phối cho Công ty Thăng Long. Ngày 29/07/2015, ông Tần đã sử dụng 6 hộp Thymozin, số hàng còn lại gửi lại kho của Công ty Thăng Long và có biên bản gửi hàng ký nhận đầy đủ giữa 2 bên. Đến ngày 21/09/2015, ông Tần đã gửi yêu cầu thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp của ông, bà Minh(vợ) và anh Thông(con) đến Cty Thăng Long. Đồng thời,đề nghị Công ty Thăng Long trả lại số tiền mà ông đã mua hàng nhưng không được giải quyết. Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Đình Hùng – PGĐ Công ty Thăng Long cho biết: “Công ty Thăng Long đã được Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp số 011/QLCT ngày 26/12/2014, đang được phép kinh doanh nhiều mặt hàng theo hình thức bán hàng đa cấp, trong đó có sản phẩm Thymozin. Đối với nhà phân phối Nguyễn Văn Tần, thời hạn đổi trả hàng đã vượt quá xa so với thời hạn 30 ngày kể từ ngày đã nhận hàng (ngày 29/07/2015).Chúng tôi đồng ý thanh lý hợp đồng nhưng không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà ông Tần đề ra, vì yêu cầu trả hàng này là vi phạm hợp đồng 2 bên đã ký kết cũng như quy định tại Điều 26 Nghị Định 42/2014/NĐ-CP. Ông Hùng cũng cho biết, ngày 13/10/2015, Công ty Thăng Long đã có thông báo số 04/TB-NQTL gửi tới ông Tần, đề nghị đến nhận hàng hóa do đã hết thời hạn gửi hàng, chậm chất ngày 17/10/2015. Nếu ông Tần thật sự khó khăn trong việc bán hàng, Công ty sẵn sàng hỗ trợ ông Tần trong việc phân phối hàng hóa, tư vấn phát triển thị trường hoặc chỉ mua lại bằng 30% giá trị hàng hóa nhưng ông Tần không chấp nhận. Bởi vì từ khi hợp đồng được ký kết, Cty đã phải chi trả các khoản tiền thuế, tiền hoa hồng và các chi phí khác cho các nhà phân phối theo quy định, trong đó có cả những khoản hoa hồng của ông Tần cũng đã đươc Cty thực hiện như cam kết. Ông Hùng cũng cho biết thêm, vụ khiếu nại của ông Tần đã diễn ra từ cuối năm 2015, ông Tần cũng đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng sau khi Cty và ông Tần chưa thống nhất được số tiền để mua lại hàng và thanh lý hợp đồng. Trao đổi với phóng viên về vụ việc này, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, đoàn Luật sư Tp Hà Nội cho biết : “ Những đối tượng bao gồm doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp đều phải tuân thủ các quy định trong Nghị Định 42/2014/NĐ-CP ban hành ngày 14/05/2014. Cụ thể tại Điều 26 của Nghị định này có quy định thời gian đổi trả hàng chỉ trong vòng 30 ngày kể từ ngày người tham gia bán hàng đa cấp nhận được hàng. Đối với các trường hợp đổi trả hàng, hay đề nghị thanh lý hợp đồng sau thời hạn trên (sau 30 ngày) thì nhà phân phối và doanh nghiệp phải tự thỏa thuận lại, trên cơ sở hợp tình hợp lý, đảm bảo lợi ích kinh tế của cả hai bên. Lý do có những tranh chấp, khiếu nại giữa khách hàng với công ty đa cấp là việc người tham gia không hiểu rõ về mô hình đa cấp cũng như các quy định của pháp luật liên quan đến loại hình kinh doanh này cũng như dể cả tin không hiểu rõ hoặc hiểu sai về chính sách của Cty hoặc lời tư vấn của các nhà phân phối khác. Bởi vì lợi nhuận, hoa hồng và tiền thưởng là do doanh số bán hàng mang lại, chứ không phải là “ ngồi mát ăn bát vàng”. Do đó khi không bán được hàng hóa, nên không có thu nhập cao như “tưởng tượng” dẫn đến việc trả lại hàng để lấy lại tiền nhưng cả doanh nghiệp và nhà phân phối đã không thống nhất được với nhau dẫn đến “tố cáo” khiếu nại, Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh. Vụ việc này là bài học và là lời cảnh tỉnh cho những ai tham gia hoạt động bán hàng đa cấp nhưng không hiểu rõ về đa cấp cũng như quy định của pháp luật dẫn đến “khóc dở mếu dở”. Đối với các công ty hoạt động bán hàng đa cấp, cần phải đào tạo hướng dẫn cho người tham gia hiểu rõ các chính sách, quyền lợi của nhà phân phối trước khi ký hợp đồng, tránh các rủi ro có thể xảy ra nhất là trong các vấn đề xử lý khiếu nại thiếu cơ sở của nhà phân phối, ảnh hưởng đến uy tín và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Link nguồn: http://enternews.vn/ban-hang-da-cap-khoc-meu-vi-thieu-hieu-biet.html Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|