top-banner-2

Thứ năm, 12/11/2015, 16:36 GMT+7

Thời điểm nào doanh nghiệp cần chú trọng vào thương hiệu hơn sản phẩm?

Viết bởi An An   
Thứ năm, 12/11/2015, 16:36 GMT+7

Sản phẩm đương nhiên là giá trị cốt lõi của một công ty, nhưng khi đã đạt được độ chín muồi trong quá trình phát triển, hình ảnh và giá trị của thương hiệu doanh nghiệp mới là điều đáng lưu tâm nhất.

thuong-hieu-van-hoa-doanh-nhan

Có nhận định cho rằng: “Cấp độ thương hiệu còn quan trọng hơn số tiền mà công ty kiếm được”, điều này có nghĩa là trong một thị trường rộng lớn các đối thủ cạnh tranh, việc sở hữu một thương hiệu có tên tuổi đem lại nhiều ích lợi hơn các dòng sản phẩm vốn ngày càng bị theo kịp về chất lượng.

Các thương hiệu lớn hiện nay hầu hết chỉ duy trì chất lượng sản phẩm và tập trung vào xây dựng hình ảnh của mình nhiều hơn. Họ chính là những người thấu hiểu rằng, khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền cho một nhãn hàng lớn cho dù sản phẩm của họ không khác biệt nhiều với phần còn lại.

Vậy thì thời điểm nào bạn cần định hướng doanh nghiệp của mình vào việc chú trọng đầu tư thương hiệu nhiều hơn thay vì quan tâm đến sản phẩm. Hãy tham khảo những ý kiến sau đây để có cho mình những lời khuyên hữi ích nhất.

1. Những kẻ sao chép xuất hiện

Đây là một hệ quả tất yếu nếu bạn kinh doanh thành công, những kẻ bắt chước sẽ đến và cố gắng đánh cắp sản phẩm của bạn. Đây là thời điểm sống còn của doanh nghiệp khi khách hàng chỉ nhận ra bạn nhờ thương hiệu đã được gây dựng từ trước đó.

Tâm lý người tiêu dùng luôn muốn sử dụng sản phẩm của thương hiệu đầu tiên vì họ đánh giá cao bản gốc hơn bản copy. Sẽ là một bước đi khôn ngoan nếu ngay từ những ngày đầu tiên, thương hiệu của bạn đã tạo được sự tương tác và trở nên gắn bó với đời sống của người sử dụng bởi sau này, dù có bị bao nhiêu công ty sao chép ý tưởng sản phẩm, bạn cũng không cần phải lo sợ bởi đã có một lượng khách hàng trung thành hùng hậu – những người tin tưởng vào chính thương hiệu nhiều hơn là chất lượng sản phẩm hiện nay.

2. Công ty không còn trong giai đoạn “khởi nghiệp”

Khi bạn bắt đầu một công ty mới, đương nhiên tài chính đang còn hạn chế và rất nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp đầu tư vào chiến lược sản phẩm – giá trị lõi không thể thay thế. Điều này hoàn toàn đúng đắn vào thời điểm ban đầu.

Tuy nhiên, khi đã đạt được chút ít thành công trong bước đầu kinh doanh, giá trị thương hiệu cần phải được tập trung đầu tư. Từ các kênh tiếp thị truyền thống đến trực tuyến, các công ty giờ đây nhận thấy sự quan trọng không thể chối cãi của những chiến lược xây dựng hình ảnh trên các phương tiện truyền thông xã hội. Với chi phí không quá tốn kém, các startup hoàn toàn có thể chi trả cho những chiến dịch như vậy nhằm tạo ra một thương hiệu chuyên nghiệp ngay từ đầu.

Một số doanh nghiệp mải mê theo đuổi doanh số bán hàng mà quên mất nếu có thể xây dựng được hình ảnh tốt và thương hiệu có giá trị, thậm chí lợi nhuận của họ sẽ tạo nên nhiều đột phá hơn.

3. Mở rộng chuỗi cửa hàng truyền thống

Việc mở rộng kinh doanh sang hình thức cửa hàng hay showroom truyền thống sẽ mang lại khá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá của khách hàng hay chính giá trị thương hiệu trong con mắt của họ.

Các khách hàng cũng sẽ trở nên bối rối hơn nếu đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy công ty bạn kinh doanh theo hình thức này. Chính vì vậy, việc khiến cho người tiêu dùng ghi nhớ thương hiệu trước khi bắt đầu một lĩnh vực hay hình thức phân phối mới là vô cùng cần thiết. Bản thân họ cũng sẽ không mất thời gian để phân biệt sản phẩm của bạn với hàng tá những đối thủ cạnh tranh khác khi đã quá quen thuộc với hình ảnh công ty.

Đặc biệt, nếu xảy ra sai sót trong chất lượng sản phẩm thì điều thuyết phục khách hàng hợp lý nhất chính là thương hiệu của bạn. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể bỏ qua những lỗi lầm đó nếu bạn là một nhãn hàng uy tín, bởi họ hiểu rằng ai cũng có thể vấp phải sai lầm.

Tuy nhiên, nếu không xây dựng thương hiệu hiệu quả và gặp phải những rắc rối trên, khách hàng sẽ một đi không trở lại.

Theo Trí Thức Trẻ/Entreprenuer

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thời điểm nào doanh nghiệp cần chú trọng vào thương hiệu hơn sản phẩm?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc