Những lý do khiến Paris trở thành Kinh đô thời trang của thế giới |
Viết bởi An An |
Thứ tư, 30/09/2015, 11:29 GMT+7 |
Suốt gần 3 thế kỷ qua, Paris luôn được biết đến là kinh đô của thời trang nhờ những xu hướng sống mãi với thời gian. Nơi đây là sự hội tụ các nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới với những con phố, những cửa hàng, trung tâm mua sắm thời trang lớn, đa dạng hàng hóa và đặc biệt là nơi khởi tạo những xu hướng cho từng mùa mốt mới.
Ngày hôm qua (29/9), Paris Fashion Week – ‘Đêm chung kết’ của tháng thời trang spring 2016 sẽ chính thức mở màn. Hãy cùng tìm hiểu những lý do đã đưa thành phố Paris hoa lệ này trở thành kinh đô thời trang của thế giới. Paris Fashion Week - ngày hội thời trang thu hút hàng triệu tín đồ khắp thế giới đã chính thức mở màn. Nơi khai sinh ra dòng thời trang Haute Couture Người đầu tiên khởi xướng ra dòng thời trang haute couture là Charles Frederick Worth, một nhà thiết kế người Anh, làm việc tại Paris vào khoảng giữa thế kỷ 19. Ông là người đầu tiên sáng lập nhà mốt haute couture vào năm 1868, cũng như đưa nhiều cách tân quan trọng vào trình diễn thời trang. Charles là cái tên ghi dấu ấn trong ngành thời trang nước Pháp, dưới thời hoàng đế Napoleon III (1808-1873). Với rất nhiều người, haute couture đã biến Paris thành ‘giấc mơ thời trang’, nơi của những bộ trang phục xa xỉ, lộng lẫy nhằm khẳng định thân thế và địa vị xã hội tột bậc của giới thượng lưu. Charles Frederick Worth - Nhà thiết kế quyền lực nhất thế kỷ 18 và được giới Hoàng gia châu Âu đặc biệt yêu thích. Ngày nay, haute couture được coi là “tháp ngà” của thời trang và được bảo vệ bởi Phòng thương mại và công nghiệp Paris. Để được trình diễn bộ sưu tập haute couture tại Paris, cách nhà mốt đều phải tuân thủ những yêu cầu khắt khe và tiêu chuẩn của Bộ Công thương Pháp và Hiệp hội Thời Trang Haute-Couture. Một điều rõ ràng mà ai cũng hiểu: “Không phải nhà thiết kế nào cũng dám gắn cho váy áo của mình cái mác haute couture”. Vì thế, bây giờ cho đến mãi mãi về sau, dòng trang phục Haute Couture tại Paris vẫn luôn là đỉnh cao của sự sáng tạo, xa xỉ và đẳng cấp bậc nhất, là ‘ngôi đền’ bất tử của thời trang.
Những bộ cánh haute couture lộng lẫy và xa xỉ luôn là 'giấc mơ thời trang' của mọi tín đồ trên thế giới. Nơi tọa lạc của ‘Tam giác vàng’ Để cảm nhận được vì sao Paris là thủ đô của thời trang, bạn cần phải được tận mắt chứng kiến và đặt chân đến ‘Tam giác vàng’ – khu mua sắm ở Paris dành riêng cho dòng quần áo thời trang cao cấp và phụ kiện. ‘Tam giác vàng’ tọa lạc tại nơi giáp với đại lộ Champs-Elysées, Montaigne và Avenue Marceau. Tại đây, bạn sẽ choáng ngợp với những cửa hiệu đầy màu sắc, sang trọng và đẳng cấp của những nhà mốt hàng đầu thế giới như Louis Vuitton, Givenchy, Rochas, Dior, Celine, Chanel, Donna Karan, Hermes, Yves Saint Laurent… Nơi sinh ra những tượng đài bất tử của thời trang Đó là những thiên tài đã tạo ra những cuộc cách mạng trong thời trang, là người khởi tạo ra hàng loạt xu hướng bất tử, những đóng góp vĩ đại của họ cho thời trang luôn được tôn vinh mãi mãi về sau. Họ là những cái tên không thể bỏ qua khi người ta nói đến kinh đô thời trang Paris, có thể kể đến nhà thiết kế tiêu biểu gồm Coco Chanel, Christian Dior và Yves Saint Laurent. Coco Chanel Christian Dior
Yves Saint Laurent Nơi đặt trụ sở chính của những thương hiệu hàng đầu thế giới Những nhà thiết kế đầu tiên, người sáng lập những thương hiệu nổi tiếng thế giới đều tìm về Paris để thực hiện giấc mơ thời trang của mình. Họ khởi nghiệp tại thành phố lãng mạn này và đặt viên gạch đầu tiên cho thương hiệu lừng danh như Louis Vuitton, Balenciaga, Celine, Yves Saint Laurent, Chanel, Dior, Givenchy, Chloe, Jean-Paul Gaultier, Hermès, Lanvin… Nơi ươm mầm và tạo ra những tài năng thời trang Là nơi đi tiên phong trong ngành công nghiệp thời trang, Paris đã thu hút và đào tạo nên hàng triệu sinh viên theo học ngành nghệ thuật và thời trang đến từ nhiều nền văn hóa và quốc gia khác nhau. Là cái nôi của những tài năng thời trang, những người sẽ đưa thứ nghệ thuật sáng tạo đỉnh cao này thăng hoa bền vững trong tương lai.
Theo Depplus.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|