top-banner-2

Thứ sáu, 10/10/2014, 10:09 GMT+7

Bỏ con dấu doanh nghiệp: Nên hay không?

Thứ sáu, 10/10/2014, 10:09 GMT+7

Các chuyên gia cho rằng nên “cởi trói” cho con dấu doanh nghiệp để phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.

Trình bày tại Hội thảo “Con dấu của doanh nghiệp tại Việt Nam: Sự cải tổ cần thiết” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Ngân hàng thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế tổ chức ngày 9/10, TS.Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Con dấu là lịch sử lâu đời, xuất phát từ châu Âu rồi tràn ra thế giới.

Hiện nay nhiều nước thu nhập cao đã không còn sử dụng con dấu. Việt Nam đang trong quá trình cải cách theo xu hướng này. Khi chúng tôi khảo sát phản ứng của doanh nghiệp về đề xuất này thì đại đa số doanh nghiệp đồng ý bỏ con dấu.

Ông Jean Michel Lobet, chuyên gia Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết: Theo xác định của Chỉ số Doing Business, con dấu công ty cần phải có để thành lập công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường ở 79 trên tổng số 189 quốc gia.

Nhiều quốc gia đã cố gắng loại bỏ yêu cầu này. Tuy nhiên thói quen cũ rất khó bỏ. Armenia, Cộng hòa Kyrgyz, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Trung Quốc và Hy Lạp gần đây đã hủy bỏ quy định pháp lý về việc phải sử dụng con dấu công ty.

Tuy nhiên, các doanh nhân ở những nền kinh tế này vẫn thích có con dấu như một phần của quá trình thành lập công ty do con dấu được sử dụng rộng rãi trên thực tế.

Bỏ con dấu doanh nghiệp: Nên hay không?

Theo ông Jean Michel, khi hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên dễ thay đổi và khi công nghệ bước vào thời đại ký thuật số, con dấu công ty đã trở nên lỗi thời và ở mức độ nhất định, trở thành một trở ngại.

Ngày nay, con dấu công ty có thể được sử dụng cho các chứng thư và tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên ngay cả việc sử dụng con dấu công ty cho các mục đích này cũng ngày càng khan hiếm.

“Ngày càng có nhiều nền kinh tế cho phép sử dụng chữ ký điện tử hoặc chữ ký số khiến cho việc sử dụng con dấu công ty ngày càng trở nên lỗi thời hơn nữa” - ông Jean Michel nói.

Một môi trường quản lý kinh doanh tốt cần phải có một quy trình thành lập đơn giản và thực tế hơn. Các doanh nghiệp không nên lãng phí thời gian và tiền bạc vào những thủ tục kinh doanh lỗi thời và không cần thiết, chẳng hạn như việc làm con dấu công ty.

“Cho nên việc sử dụng con dấu công ty nên mang tính tùy chọn” – chuyên gia Ngân hàng Thế giới đề xuất.

Để phù hợp với thông lệ quốc tế và tập quán kinh doanh của các nước phát triển trên thế giới, Luật sư Cao Bá Khoát, Công ty Tư vấn Luật K&Cộng sự cho rằng: Cần thay đổi tư duy về con ấu. Con dấu doanh nghiệp chỉ là một dấu hiệu nhận dạng doanh nghiệp để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thực tế là con dấu chỉ có tính xác thực chứ không có ý nghĩa pháp lý.

“Chúng ta nên mạnh dạn thay đổi tư duy bắt buộc tất cả cơ quan tổ chức phải có con dấu bằng tư duy chữ ký của người có thẩm quyền, mỗi người được đăng ký một chữ ký, chữ ký điện tử” – ông Cao Bá Khoát nhấn mạnh.

Còn Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM Việt Nam cho rằng: Hiện chưa thể bỏ ngay con dấu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giữ nguyên việc quản lý con dấu của doanh nghiệp như hiện nay. Tôi hoan nghênh sự thay đổi quy định về con dấu trong dự thảo mới nhất của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

Theo Diễn Đàn Đầu Tư


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Bỏ con dấu doanh nghiệp: Nên hay không?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc