top-banner-2

Thứ tư, 15/04/2020, 14:19 GMT+7

Đề xuất kéo dài cách ly xã hội thêm 1 tuần với các tỉnh, thành 'nguy cơ cao'

Thứ tư, 15/04/2020, 14:19 GMT+7

Ban chỉ đạo nhất trí kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thực hiện biện pháp cách ly xã hội thêm ít nhất 1 tuần tại các tỉnh, thành phố nằm trong Nhóm nguy cơ cao.

Sáng 15/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đánh giá, ngay từ khi xuất hiện nguy cơ dịch bệnh bùng phát từ châu Âu, Ban chỉ đạo đã bàn vào giao cho các nhóm nghiên cứu và phải tính đến câu chuyện lâu dài, cũng như các biện pháp ứng phó phù hợp. 

Tình hình tại Việt Nam đa dạng, với các điều kiện, nguy cơ và hiệu quả điều hành chống dịch, mức độ hành động cũng khác nhau. Lực lượng y tế, công nghệ thông tin và khoa học xã hội, khoa học kinh tế được huy động để xây dựng lộ trình ứng phó dịch Covid-19. 

de xuat keo dai cach ly xa hoi them 1 tuan voi cac tinh, thanh "nguy co cao" hinh 1

Ban chỉ đạo khẳng định, nhờ rất nhiều biện pháp, trong đó có Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đến nay đã kiểm soát tình hình dịch bệnh. Thời điểm cuối tháng 3-đầu tháng 4, Việt Nam ghi nhận “đỉnh parabol”, với số ca bệnh tăng cao. Nhờ giãn cách xã hội thông qua Chỉ thị 16, Việt Nam đã giảm được đỉnh dịch. Thực tế, dịch bệnh bên ngoài còn dài, do vậy, chỉ khi nào tình hình dịch bệnh trên thế giới hạ nhiệt, hay có thuốc đặc trị và có vaccine thì dịch trong nước mới hết. 

Ban chỉ đạo thống nhất, hết ngày 15/4 - khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực, kiến nghị Thủ tướng dựa trên các nghiên cứu sẽ phân các địa phương theo 3 nhóm và yêu cầu các địa phương cập nhật thông tin, tình hình dịch bệnh linh hoạt hằng ngày.

Các nhóm bao gồm: Nhóm nguy cơ cao; Có nguy cơ và Nguy cơ thấp, dựa trên các tiêu chí đã được tính toán cân nhắc. Trong đó lưu ý các tiêu chí như đầu mối giao thông, mật độ di chuyển, đi lại lớn hay có biên giới, có nhiều người qua lại biên giới, các địa phương có tiếp xúc nhiều với người nước ngoài. Bên cạnh đó là mật độ dân cư, mật độ các nhà máy xí nghiệp tập trung. Đặc biệt, có nhóm tiêu chí liên quan đến yếu tố chủ quan của chính quyền về năng lực ứng phó trong trường hợp phát hiện ca bệnh và năng lực thực hiện các chỉ đạo, khuyến nghị, Chỉ thị phòng, chống dịch.

Ban chỉ đạo nhất trí, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thực hiện biện pháp cách ly xã hội như Chỉ thị 16 thêm ít nhất 1 tuần tại các tỉnh, thành phố nằm trong Nhóm nguy cơ cao và dựa trên tình hình dịch bệnh để có hành động tiếp theo. 

Ban chỉ đạo cũng nhất trí yêu cầu bắt buộc với tất cả các địa phương trên cả nước dù ở nhóm nguy cơ nào cũng phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, đảm bảo vệ sinh dịch tễ đã hướng dẫn. Một số loại hình hoạt động kinh doanh, vui chơi giải trí chưa cho phép hoạt động trở lại.

Căn cứ vào yêu cầu bắt buộc chung này, tùy điều kiện và theo mức độ đánh giá nguy cơ của từng địa phương, lãnh đạo tỉnh, thành phố có thẩm quyền và trách nhiệm để quy định các biện pháp bổ sung, nhằm đảm bảo vừa kiểm soát dịch bệnh vừa đảm bảo hoạt động kinh tế xã hội.

Với các sự kiện phục vụ cho mục đích phát triển chính trị, kinh tế và xã hội trên địa bàn theo yêu cầu của chính quyền và trong trường hợp thật cần thiết phải tổ chức, sẽ được tổ chức theo hướng dẫn y tế để đảm bảo an toàn.

Với các địa phương Có nguy cơ và Có Nguy cơ thấp, một số hoạt động sản xuất kinh doanh nên cho phép thực hiện với điều kiện đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn dịch tễ. Tùy vào mức độ, nguy cơ của từng địa phương sẽ có những giới hạn đi lại cụ thể. Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải dựa trên những tiêu chí này tiếp tục có quy định cụ thể. 

Với các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài, Ban Chỉ đạo đề nghị Thủ tướng tiếp tục thực hiện các biện pháp từ trước đến nay.

theo Thiên Bình/VOV.VN - 15/04/2020

link nguồn: https://vov.vn/tin-24h/de-xuat-keo-dai-cach-ly-xa-hoi-them-1-tuan-voi-cac-tinh-thanh-nguy-co-cao-1037413.vov


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đề xuất kéo dài cách ly xã hội thêm 1 tuần với các tỉnh, thành 'nguy cơ cao'

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc