top-banner-2

Thứ sáu, 28/12/2012, 09:53 GMT+7

Chỉ có người giàu mới hiểu giá trị của tiền?

Thứ sáu, 28/12/2012, 09:53 GMT+7

Kinh Thánh cũng khẳng định là “người giàu vào thiên đường khó hơn con lạc đà đi lọt qua mũi kim”. Có thể nói là tôi không ưa tiền, nếu không phải là thù ghét…. Tuy nhiên, tôi khám phá rất nhanh một điều: tất cả những gì hay những người tôi yêu thương đều “cần” và “yêu” tiền.

Tôi lớn lên trong một gia đình trung bình, không nhiều tiền bạc, nhưng có một tuổi thơ tương đối êm đềm dịu ngọt. Sài Gòn những thập niên 50, 60 trong các khu phố quanh vườn Tao Đàn là những chuỗi ngày của bướm hoa và chim chóc. Rồi 3 năm trên những đối thông vắng lạnh quanh Yersin Đà Lạt cũng là những hồi ức của nô đùa, khám phá đầy tiếng cười. Bạn bè chúng tôi chỉ có một món đồ chơi duy nhất là quả bóng cao su trúng được từ một giải thưởng ở trường. Tất cả đồ chơi còn lại đều do tài sáng tạo của chúng tôi bằng các vật dụng lượm lặt quanh nhà. Tôi hoa mắt khi dẫn con nhỏ lần đầu vào Toys”R”Us để chọn quà.

Tư duy về tiền bạc

Bước vào đại học, tôi say mê với những văn phẩm nghệ thuật mang mầu sắc đấu tranh xã hội và hiện sinh từ Kafka, Camus, Kierkegaard... Tôi có một thái độ rất thịnh hành ngày đó là coi thường những doanh gia (gọi là trọc phú) và tiền bạc (như thầy giảng, không có đồng tiền nào mà không dính đến tội ác). Rồi Kinh Thánh cũng khẳng định là “người giàu vào thiên đường khó hơn con lạc đà đi lọt qua mũi kim”. Có thể nói là tôi không ưa tiền, nếu không phải là thù ghét.

Tuy nhiên, tôi khám phá rất nhanh một điều: tất cả những gì hay những người tôi yêu thương đều “cần” và “yêu” tiền.

Một lần tôi bày tỏ hăng say với một cô bạn gái, "có những thứ mà đồng tiền không mua được”. Cô cười: "Vậy là anh không biết mua thôi”. Tôi cũng cảm nhận là sau những lần thất bại trên thương trường, tôi vẫn được thỏai mái hơn khi còn chút tiền. Thật đúng như cô đào Zsa Zsa Gabor nói, “Khóc đâu cũng là khóc, nhưng tôi thích khóc trong chiếc xe Rolls Royce”.

Sự quyến rũ của tiền bạc

Tôi bắt đầu đi vào một thái cực khác. Tôi bắt đầu say đắm người vợ (tiền) mà mình đã không biết yêu khi cưới. Tôi yêu tiền như một đứa bé lần đầu bước vào tiệm kẹo. Trong các lớp tâm lý sơ đẳng, sách vở dạy rằng con người bị chi phối và thúc đẩy bởi bốn động lực chính: quyền lực, danh vọng, tiền bạc và “hóc môn” (hormones). Hóc môn là ăn, nhậu, sex và thuốc. Mỗi người một kiểu, người thích món này hơn món khác, người thích vài món, những anh chị mê cả bốn món thường vào tù rất sớm. Tôi thì chỉ thích tiền.

 TS Alan Phan - Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa

Suốt thời trung niên, từ năm 30 tuổi đến gần đây, tôi thấy đồng tiền là tất cả. Nó cho tôi những tác phẩm tuyệt vời như chiếc xe Lamborghini vàng tôi mua tặng mình năm sinh nhật 33 tuổi; như chiếc đồng hồ Oris Artelier vợ tôi mua cho hai đứa trong một phút ngẫu hứng tại Monte Carlo; như chiếc du thuyền Feretti tôi chia sở hữu (share ownership) với 3 người bạn khác ở Miami; như cái condo nhỏ bé dễ thương cạnh bờ biển Puerto Viejo của Costa Rica; như những bộ viết máy mang các tên huyền thọai như Mont Blanc, Cartier, Montegrappa, Visconti…tôi dã tốn công sưu tập suốt 25 năm.

Đồng tiền cũng cho tôi những trải nghiệm khó quên như chuyến du hành lạ lùng vào Tây Tạng huyền bí vào năm 1979 (rất ít người được phép thăm); như chuyến leo núi ở Cerro Castor phía nam Argentina đầy mạo hiểm (súyt bị môt trận bão tuyết chôn vùi); như lần đi dã ngoại safari ở Kenya nóng bức với một người tình Rawandan đen hơn than đá.

Tôi quên mất những mặt trái của đồng tiền để chỉ còn say đắm với lợi ích. Tôi cho rằng ba lợi ích lớn nhất của đồng tiền nhìn từ góc cạnh trí thức là tự do, thì giờ và nhân tính.

Những người thực sự giàu ít khi phải làm những gì họ không muốn. Họ cũng không bị buộc phải sống ở một nơi nào, với những người họ không thích hay chịu đựng những áp đặt ngược đời. Họ cũng có nhiều thì giờ hơn để chăm chú vào trọng điểm công việc vì đã có nhiều nhân viên phụ làm các việc lặt vặt. Nhờ vậy, họ có thời gian để thưởng thức văn hóa nghệ thuật nhiều hơn. Nhờ đồng tiền, những người giàu có thường rộng luợng quyên tặng cho những nạn nhân kém may mắn của xã hội. Họ cũng không bị những mặc cảm thua kém chi phối, nên nhân cách họ thường cởi mở và dễ thích hợp.

Giới hạn của tiền bạc

Nhưng thực tế thường phức tạp và nhiều thách thức hơn lý thuyết. Tôi tin rằng có rất nhiều người giàu đạt được những tự do, thì giờ và nhân cách do đồng tiền mang lại. Warren Buffett và Bill Gates là hai thí dụ điển hình. Tuy vậy, phần lớn những người giàu tôi quen biết, cũng như chính cái “tôi” đáng ghét lúc xưa, phải loay hoay trong cái bẫy của nghịch lý.

Trước hết, hành xử hàng ngày cùa chúng tôi bị giới hạn vào trách nhiệm phải có với cổ đông, với nhân viên, với khách hàng, với quyền lợi và thương hiệu của doanh nghiệp, và với cả cộng đồng chung quanh. Chúng tôi không thể nói hay làm những gì có thể gây hại đến những đối tác này. Bản thân chúng tôi cũng không có quyền bị bệnh nữa. Tuy không như Steve Jobs đã làm cổ phiếu Apple giảm 8% khi tin ông bị ung thư loan truyền, tôi và ban quản lý cũng phải giấu chuyện tôi phải mổ tim vào năm 1999 để tránh ảnh hưởng xấu trên cổ phiếu của công ty Hartcourt bé xíu.

Chúng tôi cũng bận rộn khủng khiếp khi giàu có. Với những báo cáo, tin tức, Emails và điện thọai thường xuyên, chúng tôi may mắn lắm mới có thì giờ nhàn rỗi để đọc hết một cuốn sách trên 500 trang. Những tiệc tùng lễ hội liên tiếp không cho chúng tôi thời gian để thư giãn với gia đình bạn bè. Bao nhiêu liên hệ thân tình sâu xa đã bị sự giàu có chia cắt.

Rồi đến những họat động xã hội thiện nguyện. Dù rộng lượng, nhiều người trong chúng tôi cũng không muốn danh nghĩa hay tiền bạc bị lạm dụng cho những mục tiêu đen tối. Hơn nữa, khi mở lòng giúp với vài trăm dollars nghe thật dễ dàng; vấn đề trở nên phức tạp khi số tiền lên đến cả triệu dollar. Bộ phận kế toán, thuế vụ, pháp lý và PR phải nhẩy vào để khán duyệt và chỉ dẫn.

Những phúc lộc không tiền

Tôi vẫn yêu tiền. Dù nó mang đến hạnh phúc hay đau khổ, đồng tiền vẫn là người vợ, người tình và người bạn tuyệt vời. Nhưng tôi cũng không bao giờ quên những phúc lộc không cần có tiền, không cần mua hay thâu tóm. Chẳng hạn cuốn truyện The Catcher on The Rye và Dr. Zhivago tôi tình cờ đọc lại sau 40 năm, vào một buổi chiều đi lạc vào thư viện ở New Delhi. Tiếng cười trong trẻo của đứa con trai ở phòng cạnh bên khi hắn thì thầm với bạn gái qua điện thọai về chuyến đi chơi của hai cha con ở New York. Khuôn mặt rực rỡ của một người con gái tóc vàng trong một buổi sáng mùa thu qua công viên Luxembourg nhìn lá vàng.

Tôi hiểu lời của Sartre rằng, "Chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu”. Và tôi vẫn xin được nói với tiền như một bài nhạc tình nào đó của Trịnh Công Sơn, "Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai…đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước."

Suốt thời trung niên, từ năm 30 tuổi đến gần đây, tôi thấy đồng tiền là tất cả. Nó cho tôi những tác phẩm tuyệt vời như chiếc xe Lamborghini vàng tôi mua tặng mình năm sinh nhật 33 tuổi; như chiếc đồng hồ Oris Artelier vợ tôi mua cho hai đứa trong một phút ngẫu hứng tại Monte Carlo; như chiếc du thuyền Feretti tôi chia sở hữu (share ownership) với 3 người bạn khác ở Miami; như cái condo nhỏ bé dễ thương cạnh bờ biển Puerto Viejo của Costa Rica; như những bộ viết máy mang các tên huyền thọai như Mont Blanc, Cartier, Montegrappa, Visconti…tôi dã tốn công sưu tập suốt 25 năm.
Đồng tiền cũng cho tôi những trải nghiệm khó quên như chuyến du hành lạ lùng vào Tây Tạng huyền bí vào năm 1979 (rất ít người được phép thăm); như chuyến leo núi ở Cerro Castor phía nam Argentina đầy mạo hiểm (súyt bị môt trận bão tuyết chôn vùi); như lần đi dã ngoại safari ở Kenya nóng bức với một người tình Rawandan đen hơn than đá.
Tôi quên mất những mặt trái của đồng tiền để chỉ còn say đắm với lợi ích. Tôi cho rằng ba lợi ích lớn nhất của đồng tiền nhìn từ góc cạnh trí thức là tự do, thì giờ và nhân tính.
Những người thực sự giàu ít khi phải làm những gì họ không muốn. Họ cũng không bị buộc phải sống ở một nơi nào, với những người họ không thích hay chịu đựng những áp đặt ngược đời. Họ cũng có nhiều thì giờ hơn để chăm chú vào trọng điểm công việc vì đã có nhiều nhân viên phụ làm các việc lặt vặt. Nhờ vậy, họ có thời gian để thưởng thức văn hóa nghệ thuật nhiều hơn. Nhờ đồng tiền, những người giàu có thường rộng luợng quyên tặng cho những nạn nhân kém may mắn của xã hội. Họ cũng không bị những mặc cảm thua kém chi phối, nên nhân cách họ thường cởi mở và dễ thích hợp.
Giới hạn của tiền bạc

Nhưng thực tế thường phức tạp và nhiều thách thức hơn lý thuyết. Tôi tin rằng có rất nhiều người giàu đạt được những tự do, thì giờ và nhân cách do đồng tiền mang lại. Warren Buffett và Bill Gates là hai thí dụ điển hình. Tuy vậy, phần lớn những người giàu tôi quen biết, cũng như chính cái “tôi” đáng ghét lúc xưa, phải loay hoay trong cái bẫy của nghịch lý.

Trước hết, hành xử hàng ngày cùa chúng tôi bị giới hạn vào trách nhiệm phải có với cổ đông, với nhân viên, với khách hàng, với quyền lợi và thương hiệu của doanh nghiệp, và với cả cộng đồng chung quanh. Chúng tôi không thể nói hay làm những gì có thể gây hại đến những đối tác này. Bản thân chúng tôi cũng không có quyền bị bệnh nữa. Tuy không như Steve Jobs đã làm cổ phiếu Apple giảm 8% khi tin ông bị ung thư loan truyền, tôi và ban quản lý cũng phải giấu chuyện tôi phải mổ tim vào năm 1999 để tránh ảnh hưởng xấu trên cổ phiếu của công ty Hartcourt bé xíu.

Chúng tôi cũng bận rộn khủng khiếp khi giàu có. Với những báo cáo, tin tức, Emails và điện thọai thường xuyên, chúng tôi may mắn lắm mới có thì giờ nhàn rỗi để đọc hết một cuốn sách trên 500 trang. Những tiệc tùng lễ hội liên tiếp không cho chúng tôi thời gian để thư giãn với gia đình bạn bè. Bao nhiêu liên hệ thân tình sâu xa đã bị sự giàu có chia cắt.

Rồi đến những họat động xã hội thiện nguyện. Dù rộng lượng, nhiều người trong chúng tôi cũng không muốn danh nghĩa hay tiền bạc bị lạm dụng cho những mục tiêu đen tối. Hơn nữa, khi mở lòng giúp với vài trăm dollars nghe thật dễ dàng; vấn đề trở nên phức tạp khi số tiền lên đến cả triệu dollar. Bộ phận kế toán, thuế vụ, pháp lý và PR phải nhẩy vào để khán duyệt và chỉ dẫn.

Những phúc lộc không tiền

Tôi vẫn yêu tiền. Dù nó mang đến hạnh phúc hay đau khổ, đồng tiền vẫn là người vợ, người tình và người bạn tuyệt vời. Nhưng tôi cũng không bao giờ quên những phúc lộc không cần có tiền, không cần mua hay thâu tóm. Chẳng hạn cuốn truyện The Catcher on The Rye và Dr. Zhivago tôi tình cờ đọc lại sau 40 năm, vào một buổi chiều đi lạc vào thư viện ở New Delhi. Tiếng cười trong trẻo của đứa con trai ở phòng cạnh bên khi hắn thì thầm với bạn gái qua điện thọai về chuyến đi chơi của hai cha con ở New York. Khuôn mặt rực rỡ của một người con gái tóc vàng trong một buổi sáng mùa thu qua công viên Luxembourg nhìn lá vàng.

Tôi hiểu lời của Sartre rằng, "Chúng ta nô lệ cho những gì mình sở hữu”. Và tôi vẫn xin được nói với tiền như một bài nhạc tình nào đó của Trịnh Công Sơn, "Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai…đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước."

( Theo DNCT)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Chỉ có người giàu mới hiểu giá trị của tiền?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc