top-banner-2

Thứ sáu, 05/06/2015, 09:18 GMT+7

Andrew Carnegie: Đi du lịch là để học

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 05/06/2015, 09:18 GMT+7

Tình yêu quê hương, bất chấp các điều kiện sống hay vị trí địa lý của nó chính là mảnh đất của sự ngọt ngào và vẻ đẹp.

ong-vua-thep

Ông Andrew Carnegie

Andrew Carnegie là một doanh nhân người Mỹ gốc Scotland và được nhiều người biết đến với biệt danh “Ông vua thép.” Là người hảo tâm và bác ái, ông tài trợ cho rất nhiều việc của cộng đồng xã hội như thư viện, bệnh viện hay trường đại học.

Tính đến năm 2007, theo tạp chí tài chính Forbes thì tài sản của ông là 298 tỷ USD, chỉ sếp sau người được mệnh danh giàu nhất trong những người giàu nhất là John D. Rockefeller.

Trong nhật ký của mình, Carnegie viết rằng ông đã định về hưu lúc 35 tuổi để chuyên tâm hơn cho việc viết sách và đi du lịch vòng quanh thế giới. Tuy nhiên ông đã không làm như vậy, nhưng qua việc này có thể thấy được niềm đam mê và sở thích cá nhân ngoài công việc thép của Carnegie.

Theo Carnegie, kiến thức có được từ việc học và đi du lịch biểu trưng cho giá trị thực, vì một cuộc sống tốt là thực sự rộng mở đầu óc. Đặc biệt, việc đi du lịch sẽ khiến thế giới quan tiếp nhận một kiến thức mới mẻ hơn và có năng suất hơn khi quay trờ lại công việc của mình.

Không những thế, trải nghiệm của việc du lịch khắp thế giới của Carnegie còn bồi đắp thêm tình yêu nước, yêu quê hương trong ông. Ông chiêm nghiệm rằng chẳng nơi đâu tuyệt vời bằng nhà mình. Dù cho những nơi khác mang lại cho ông sự mới mẻ cuốn hút, nhưng chính quê hương mới là thiên đường dưới trái đất. Do đó, khi thật sự về hưu, Carnegie đã cho xây cất một tòa lâu đài tại Scotland và sống trọn cho đến khi qua đời.

Chuyến đi vòng quanh thế giới đã mở ra một chân trời mới trước mắt ông. Nó đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới quan của Carnegie. Ông bắt đầu xem xet các giai đoạn khác nhau của cuộc đời con người theo cách nhìn của thuyết tiến hóa.

Là một người ham học hỏi, khi đến Trung Quốc, Carnegie đọc sách về Khổng Tử. Ở Ấn Độ, ông đọc sách Phật và các sách của đạo Hinđu và trong số các tác phẩm của người Ba Tư ở Mumbay, ông đọc về Zoroaster.

Carnegie tin rằng, sẽ thật là thiếu sót lớn nếu chúng ta không tìm hiểu về tôn giáo ở nơi mà mình sẽ đến. Bởi vì người dân của mỗi quốc gia đều cho rằng tôn giáo của họ là tốt nhất. Cho nên để có được một chuyến đi hoàn hảo, bạn phải tìm hiểu tôn giáo của họ để có thể hòa nhập vào lối sống thường ngày của những người dân bản xứ.

“Trước đây, tâm trí của tôi thường hỗn độn thì bây giờ đã thảnh thơi.” Ông nói. Việc đi du lịch đã mang lại cảm giác bình an cho Carnegie và cuối cùng ông đã hình thành triết lý sống cho riêng mình. Ông bắt đầu cảm nhận được một ý nghĩa mới mẻ rằng “Thiên đàng ở trong mỗi người.”

Không phải quá khứ hay tương lai mà chính là hiện tại và chính ở đây trong chúng ta là Thiên đàng. Tất cả nhiệm vụ và mục tiêu của chúng ta trên thế giới này là ở hiện tại. Nếu cứ cố gắng tìm kiếm cái gì cao hơn thế, chúng ta chỉ đang vô ích mà thôi.

Chẳng đâu bằng nhà mình

Trong chuyến du lịch tới mũi Bắc vịnh Fio, Tromson bằng tàu, Carnegie có đến thăm một trang trại tuần lộc của người Lapland. Một thủy thủ trên tàu làm hướng dẫn viên cho ông. Khi tới vịnh Fio, nhìn xuống bên kia bờ vịnh, ông thấy một vài chiếc lều cheo leo ở đó cùng một căn nhà hai tầng đang được xây dựng. Carnegie hỏi “Căn nhà mới xây để làm gì?”

Đó là căn nhà của một người đàn ông sinh ra ở Tromson, ông ta đã kiếm được rất nhiều tiền và bây giờ trở về để sống tại quê hương. Ông ấy là người rất giàu có. Người hướng dẫn trả lời.

Carnegie tiếp tục hỏi “Nếu giả như anh kiếm được một gia tài như thế, anh sẽ chọn nơi nào để nghỉ ngơi tuổi già?” Anh nói với Carnegie rằng anh đã từng đi du lịch khắp thế giới. Anh từng tới London, New York, Calcutta, Mellbourn và nhiều nơi khác. Nhưng chẳng nơi đâu tuyệt vời bằng Tromson, quê hương của anh cả.

Mà Tromson là vùng đất thuộc Bắc Cực, 6 tháng trời là đêm, khí hậu khá khắc nghiệt, nhưng anh ta đã sinh ra tại đây.

Trong số các điều kiện sống, hoặc quy luật tự nhiên, có những cái không tốt, không công bằng và khắc nghiệt đối với chúng ta, nhưng vẫn có những cái làm cho chúng ta ngạc nhiên vì vẻ đẹp và sự ngọt ngào của nó.

Tình yêu quê hương, bất chấp các điều kiện sống hay vị trí địa lý của nó chính là mảnh đất của sự ngọt ngào và vẻ đẹp đó. Dễ chịu biết bao khi nhận ra rằng, bất chấp tôn giáo sẽ chỉ có ở nơi này hoặc dân tộc đó, mỗi dân tộc đều nhận được những thông điệp riêng phù hợp với nó nhất trong giai đoạn phát triển hiện tại. Quê hương, chính quê hương là nơi tuyệt vời nhất.

Theo ttvn.vn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Andrew Carnegie: Đi du lịch là để học

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc