top-banner-2

Thứ hai, 28/04/2014, 09:18 GMT+7

10 người đặt “nền móng” đầu tiên cho Apple

Viết bởi Kim Cúc   
Thứ hai, 28/04/2014, 09:18 GMT+7

Nhắc đến Apple, hầu hết mọi người trong chúng ta đều liên tưởng ngay tới Steve Jobs. Tuy nhiên, còn có những cá nhân khác đã góp một phần công sức xây dựng lên một đế chế như chúng ta thấy ngày nay.

Giống như nhiều hãng công nghệ nổi tiếng khác trên thế giới, Apple được xem như một trong những tập đoàn thành công nhất và nổi tiếng nhất. Mỗi khi nhắc tới cái tên Táo khuyết, hầu hết mọi người trong chúng ta đều liên tưởng ngay tới Steve Jobs, cha đẻ của hãng. Không ai có thể phủ nhận rằng, Jobs chính là yếu tố tiên quyết khi đưa Apple trở thành “hãng công nghệ đắt giá nhất hành tinh”.

10 người đặt “nền móng” đầu tiên cho Apple, họ là ai?

Tuy nhiên, ông cũng chỉ là một con người và trên bước đường thành công của mình, cố CEO của Apple cũng cần có những trợ thủ đắc lực, những cộng sự và những người cùng chí hướng. Chúng ta có thể kể đến CEO đầu tiên của hãng - Micheal Scott hay trợ thủ đắc lực của Jobs - Steve Wozniak. Tuy nhiên, Apple còn có những cá nhân khác, những người đã góp một phần công sức của mình xây dựng lên một đế chế như chúng ta thấy ngày nay.

10. Gary Martin – Kế toán công ty

Martin từng nghĩ Apple sẽ lụi tàn nhưng ông vẫn cố tham gia vào công ty bằng mọi giá. Ông làm việc tại Apple cho tới năm 1983 và sau đó chuyển sang Startruck – một công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Trong những thập kỉ sau đó, ông liên tục giữ chức vụ Giám đốc tài chính (CFO) ở nhiều công ty khác nhau như: MobileSmarts, Halo Data Devices,… Hiện nay, Martin là một cổ đông và cũng là thành viên ban quản trị của công ty điện toán đám mây LeoNovus.

Gary Martin - CFO của Apple (ảnh minh họa)

Gary Martin - CFO của Apple (ảnh minh họa)

9. Sherry Livingston – Cánh tay phải của Micheal Scott

Livingston là thư kí đầu tiên làm việc tại Apple và bà đã có những đóng góp đáng kể cho công ty. Micheal Scott – người nhận bà vào làm, nhận xét bà đã làm tất cả mọi việc từ A tới Z cho công ty từ những ngày đầu. Hiện bà đã có cháu và không ai biết liệu bà có còn làm việc nữa hay không.

Bà Sherry Livingston làm mọi việc từ A tới Z cho công ty

Bà Sherry Livingston làm mọi việc từ A tới Z cho công ty

8. Chris Espinosa – Học sinh trung học từng làm việc bán thời gian cho Apple

Vào năm 14 tuổi, Chris Espinosa xin vào làm việc tại Apple khi ông còn đang học trung học. Có khả năng, hiện nay, ông vẫn đang làm việc cho công ty. Mặc dù trước đó, trên trang blog của mình, ông phàn nàn về việc CEO Micheal “Scotty” Scott đặt ông ở vị trí thứ 8 trong công ty do còn đang đi học.

Chris Espinosa - Học sinh trung học làm việc bán thời gian cho Apple

Chris Espinosa - Học sinh trung học làm việc bán thời gian cho Apple

7. Micheal “Scotty” Scott – CEO đầu tiên của hãng

Trả lời phóng viên của trang BusinessInsider, Scott tự nhận bản thân mình ở vị trí số 7 bởi nó liên quan tới điệp viên 007, James Bond. Scotty cũng là người từng gán các số thứ tự cho nhân viên công ty. Vào năm 1977, ông được cổ đông đầu tiên của Apple – Mike Markkula (đầu tư 250.000 USD) đề xuất làm CEO của hãng nhờ vào những đóng góp trong chiến lược kinh doanh.

Micheal Scotty Scott - CEO đầu tiên của Apple

Micheal "Scotty" Scott - CEO đầu tiên của Apple

6. Randy Wigginton – Lập trình viên làm việc cho nhiều hãng công nghệ lớn

Công việc chính của Wigginton chính là lập trình ngôn ngữ BASIC cho máy tính Apple II. Sau khi rời khỏi Apple, ông làm việc cho eBay, Google, Chegg (công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục) và Square, startup hoạt động trong lĩnh vực thanh toán di động.

Randy Wigginton - Lập trình viên của máy Apple II

Randy Wigginton (giữa) - Lập trình viên của máy Apple II

5. Rod Holt – Người cực kì quan trọng trong việc phát triển Apple II

Holt là người thiết kế phần cứng được đánh giá cao nhưng ông cũng từng hoài nghi bản thân khi gia nhập Apple. Tuy nhiên, trong cuốn “Trở lại tiểu vương quốc” (Return to the Little Kingdom), ông nói rằng Steve Jobs từng “dụ” ông vào công ty. Tại đây, Holt đã tham gia vào nhóm phát triển bộ nguồn cho máy tính Apple II. Sau 6 năm công tác, Holt nói ông bị đẩy ra khỏi công ty bởi ban quản trị mới.

Rod Holt - Người thiết kế bộ nguồn cho máy tính Apple II

Rod Holt - Người thiết kế bộ nguồn cho máy tính Apple II

4. Bill Fernandez – Nhân viên đầu tiên của công ty

Bill Fernandez gặp Steve Jobs lần đầu tiên tại Trường tiểu học Cupertino khi Jobs mới chuyển tới. Lúc đó, Fernandez cũng là bạn hàng xóm của Steve Wozniak. Khi Jobs cùng Wozniak bắt đầu sự nghiệp, họ đã tuyển Fernandez làm nhân viên đầu tiên của công ty. Ông rời Apple vào năm 1993 và làm việc cho công ty dữ liệu Ingres. Hiện nay, Fernandez là CEO của một startup vô danh – Omnibotics với phương hướng hoạt động có vẻ sẽ giống Nest. Website chính thức của hãng chỉ có một khẩu hiệu duy nhất “Đem đến cho gia đình bạn những tiện ích công nghệ.”

Bill Fernandez - Bạn học và cũng là nhân viên đầu tiên làm việc cho Jobs

Bill Fernandez - Bạn học và cũng là nhân viên đầu tiên làm việc cho Jobs

3. Mike Markkula – Nhà đầu tư đầu tiên

Markkula là một trong những người hỗ trợ phát triển Apple từ những ngày đầu. Ông từng đầu tư 250.000 USD cho công ty để đổi lấy quyền nắm giữ 30% cổ phần. Ông cũng là người quản lý công ty, phát triển chiến lược kinh doanh, tuyển CEO đầu tiên cho hãng và thuyết phục Steve Wozniak gia nhập Apple. (Lúc đó Wozniak đang nghĩ tới việc tham gia HP).

Mike Markkula - Người đầu tiên đầu tư 250.000 USD cho Apple

Mike Markkula - Người đầu tiên đầu tư 250.000 USD cho Apple

Markkula cũng là một trong những nhân viên đầu tiên của Intel, ông trở thành triệu phú vào năm 30 tuổi khi công ty thị trường hóa cổ phần. Theo cuốn “Trở lại tiểu vương quốc”, vốn đầu tư ban đầu của Markkula cho Apple chỉ chiếm gần 10% tổng tài sản của ông vào thời điểm đó.

Ông làm việc cho Apple tới năm 1997, sau khi chứng kiến sự ra đi rồi trở lại của Steve Jobs. Ngay khi Jobs trở lại vị trí CEO của mình, Markkula nghỉ việc. Sau đó, ông tham gia đầu tư vào một số startup nhỏ khác và quyên góp tiền cho trung tâm nghiên cứu ứng dụng Markkula thuộc đại học Santa Clara.

2. Steve Jobs – CEO thiên tài của Apple

Tại sao Jobs chỉ đứng ở vị trí thứ hai chứ không phải thứ nhất? Micheal Scott trả lời: “Tôi biết, tôi chỉ cho Jobs đứng ở vị trí thứ hai bởi tôi nghĩ như vậy là quá nhiều.” Như chúng ta đều biết, Jobs từng bị đuổi khỏi Apple trước khi trở lại cầm quyền và đưa công ty đến với đỉnh vinh quang. Trong khoảng thời gian hoạt động bên ngoài, ông lãnh đạo Pixar. Steve Jobs mất vào tháng 10 năm 2011.

Steve Jobs - Người đã đưa Apple tới đỉnh vinh quang

Steve Jobs - Người đã đưa Apple tới đỉnh vinh quang

1. Steve Wozniak – Chuyên viên kĩ thuật

Wozniak suýt không làm việc cho Apple. Ông từng được mời làm việc cho HP ở Oregon và đang cân nhắc chuyện đó. Nhưng ông đã đưa ra quyết định đúng đắn. Hiện ông vẫn đang là một nhân viên của Apple nhưng chỉ trên danh nghĩa.

Steve Wozniak - Chuyên viên kĩ thuật và cũng là đồng sáng lập Apple

Steve Wozniak - Chuyên viên kĩ thuật và cũng là đồng sáng lập Apple

Có thể bạn chưa biết: Ronald Wayne quyết định bán số cổ phần của mình với giá 1.700 USD.

Ronald Wayne cũng được xem như một trong những người sáng lập Apple cùng với Steve Jobs và Steve Wozniak nhưng ông lại cho rằng kinh doanh không phù hợp với bản thân. Ông đã rời công ty và bán lại cổ phần của mình cho Markkula với giá 1.700 USD vào năm 1977.

Bộ 3 sáng lập Apple: Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak

Bộ 3 sáng lập Apple: Steve Jobs, Ronald Wayne và Steve Wozniak

Vào năm 2012, Wayne đăng một bài viết giải thích lý do tại sao lại rời khỏi công ty. Ông viết: “Tôi tách biệt bản thân mình ra khỏi Apple bởi không có niềm đam mê với các sản phẩm tin học. Ngoài những lo ngại liên quan tới rủi ro tài chính, tôi rời công ty bởi tôi cảm thấy rằng đây không phải là môi trường kinh doanh phù hợp với bản thân, đặc biệt trong những ngày làm việc tại đây. Tôi cũng có niềm tin vào thành công nhưng tôi không biết liệu mình sẽ phải từ bỏ hay hi sinh điều gì để đạt được mong ước đó hay thậm chí là sẽ phải mất bao lâu để đạt được mục tiêu đề ra.

Trái với những gì tôi từng trả lời với báo chí về bản thân mình, tôi không hối tiếc khi bỏ lỡ hàng tỷ USD. Đó là một khoảng thời gian khá dài từ năm 1976 tới 2012. Apple cũng phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn và nhiều người cũng từng nghĩ rằng hãng sẽ phá sản khi đến lúc. Có thể, tôi đã bỏ qua hàng chục triệu USD nhưng thực lòng mà nói, giữa bạn và tôi, đó lại là sự khác biệt về phong cách sống.”

Theo Trí thức trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

10 người đặt “nền móng” đầu tiên cho Apple

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc