top-banner-2

Thứ hai, 05/03/2018, 10:13 GMT+7

Khởi nghiệp bằng thời trang hữu cơ

Viết bởi Nam Anh   
Thứ hai, 05/03/2018, 10:13 GMT+7

Trong hơn 1 thập niên, Puja Barar làm việc ở nhiều hãng thời trang ở TP New York - Mỹ, trong đó có những cái tên đình đám như Vera Wang. Thế nhưng, cô cảm thấy có gì đó thiếu hụt!

Lớn lên ở Ấn Độ, Barar hiểu rất rõ thách thức của ngành công nghiệp dệt may: sử dụng hóa chất độc hại quá mức, lạm dụng lao động và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Đó là lý do sau khi sinh đứa con đầu lòng năm 2009, cô cảm thấy thôi thúc được sản xuất một dòng thời trang tôn trọng người sử dụng và hành tinh. Năm 2012, Barar hợp tác với Giám đốc Điều hành Sameer Mehra của hãng Suminter India Organics - đóng tại Mumbai, để mở thương hiệu Satva (nghĩa là "Thuần khiết" trong tiếng Phạn), sử dụng bông hữu cơ và vải được chứng nhận tiêu chuẩn GOTS tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu). Họ xây dựng một chuỗi cung ứng, làm việc với các nông dân trồng bông hữu cơ ở Ấn Độ, tập trung vào chứng nhận cho các sản phẩm quần áo hữu cơ của mình. Để thực hiện được điều đó, họ quyết định theo đuổi tiêu chuẩn GOTS vốn đang ngày càng được tin tưởng.

Làm việc trực tiếp với nông dân, họ giảm thiểu được bất cứ khâu trung gian nào, rồi họ mua lại vụ mùa đó. Những nông dân dùng hạt giống phi biến đổi gien (phi GMO), sử dụng biện pháp nuôi trồng tự nhiên toàn bộ kiếm thu nhập nhiều hơn 40% so với những nông dân trồng bông truyền thống.

Puja-Barar-vanhoadoanhnhan

Puja Barar, chủ thương hiệu Satva Ảnh: TWITTER

Trong vòng 6 tháng khởi nghiệp với ý tưởng sản xuất quần áo hữu cơ này, Barar đã cho ra mắt bộ sưu tập đầu tay của thương hiệu Satva tại khu Edgewater, bang New Jersey. Những năm sau đó, cô lên đường tới khắp các khu vực có chuỗi siêu thị Whole Foods nổi danh của Mỹ và chia sẻ câu chuyện về thương hiệu cùng sản phẩm của mình. Hiện những mẫu thiết kế hữu cơ của nữ doanh nhân này đã có mặt trong các siêu thị Whole Foods trên khắp đất nước cờ hoa, biến Satva thành thương hiệu mang tầm quốc gia. Không dừng lại ở đó, Barar tiếp tục tìm kiếm những nhà bán lẻ khác quan tâm tới câu chuyện và sản phẩm của cô, như Amazon, Anthropologie hay các studio như Yogaworks…

Mô hình kinh doanh này không giới hạn ở việc hợp tác trực tiếp với nông dân hữu cơ. Lớn lên ở Ấn Độ cũng khiến Barar nhận ra thách thức với các bé gái ở đây. Do đó, trong các cộng đồng trồng bông hữu cơ mà cô làm việc, Barar thiết lập các chương trình học bổng cho các cô gái trẻ với mong muốn chúng có thể tiếp tục tới trường.

Theo Thu Hằng - nld.com.vn - 04/03/2018

Link nguồn: https://nld.com.vn/kinh-te/khoi-nghiep-bang-thoi-trang-huu-co-20180304225501423.htm


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Khởi nghiệp bằng thời trang hữu cơ

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc