top-banner-2

Thứ năm, 29/10/2015, 14:14 GMT+7

Geogre Soros: 'Quan điểm về thế giới của chúng ta đã bị bóp méo'

Viết bởi An An   
Thứ năm, 29/10/2015, 14:14 GMT+7

Trong quá khứ, chàng trai trẻ George Soros chưa bao giờ lên kế hoạch sẽ trở thành một nhà đầu tư hay một doanh nhân. Thay vào đó, ông nghĩ rằng mình sẽ gắn bó với giới học thuật hàn lâm, trở thành một nhà kinh tế học như John Maynard Keynes hay một nhà khoa học như Einstein.

Vào năm 1949, sau khi rời quê hương đến Anh quốc, ông lập tức ghi danh theo học khoa kinh tế và chính trị quốc tế của trường Kinh tế Luân Đôn. Tại đây, trường học này đã sản sinh và nuôi dưỡng rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng như Harold Laskin, nhà tư tưởng về thị trường tự do là Fried von Hayek và triết gia Karl Popper.

Một trong số các giáo sư tại trường, Popper là người thầy có ảnh hưởng sâu sắc lên quá trình tư duy và nhận thức lên Soros nhất. Chính cái khung trí tuệ về thị trường của Poper đã giúp Soros phát triển triết lý và phương pháp đầu tư cho riêng mình.

the-gioi-da-bi-bop-meo-van-hoa-doanh-nhan

Được truyền nguồn cảm hứng vô tận từ người hùng của mình, ngay khi còn là sinh viên vời khát khao trở thành một triết gia hay một viện sĩ, Soros đã bắt tay viết một tác phẩm mang tên The Burden of Consciousness (Gánh nặng ý thức).

Tuy nhiên, cuốn sách này được chính Soros viết, nhưng dường như lặp lại những triết lý của Popper nên khi nhận thức được điều này, Soros đã lập tức vứt bỏ bản thảo và từ đây bắt đầu bước chân sang lĩnh vực kinh tế. Kể từ đó, ông xem thị trường như một phòng thí nghiệm, nơi ông có thể sáng tạo và kiểm chứng các tư tưởng triết học của mình mà không còn phải đi theo lối mòn của người thầy.

Kể từ thời điểm thoát ra hình bóng từ người khổng lồ Popper, tư duy của ông như đã nhìn thấy cả khu rừng thay vì chỉ một cái cây. Soros bắt đầu nhận ra một điều mà bản thân ông xem là một khám phá trí tuệ uyên thâm.

“Tôi nhận ra rằng về căn bản tất cả những quan điểm của chúng ta về thế giới vì một lý do nào đó chưa được hoàn thiện, hay đã bị bóp méo. Vì thế, tôi tập trung tìm hiểu độ méo mó này để định hình bản chất thật sự của vấn đề”, Soros cho biết.

Ngoài ra, nhận thức được khám phá trí tuệ và khi áp dụng cho chính mình, Soros đã đi đến kết luận cốt lõi, “Do đó, tôi cũng có thể sai lầm”. Điều này bồi đắp thêm sự khiêm tốn và cẩn trọng hiếm có đối với một nhà đầu cơ như Soros. Vì theo lẽ thường, những tay đầu cơ trong hình dung của mọi người luôn là những tính cách linh hoạt.

Trong một lần nhắc lại về một cộng sự làm việc chung có tên Jimmy Rogers – nhà quản lý quỹ và tác giả cuốn The Investment Biker – Soros nói rằng , “Sự khác biệt giữa Jimmy và tôi là Jim nghĩ rằng quan điểm của công chúng bao giờ cũng sai. Trong khi tôi lại nghĩ quan điểm của chúng ta cũng có thể sai.”

Khi hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Soros vẫn luôn ý thức được khả năng mắc sai lầm của mình, vì thế mà ông luôn khắt khe quá trình tư duy của chính bản thân và thói quen này đã trở thành nguyên tắc hành động cũng như niềm tin quan trọng nhất đối với ông.

Soros - người bí ẩn

Geogre Soros là một trong những nhà đầu cơ nổi tiếng trong thời đại ngày nay và những bước đi tiếp theo của ông trên thị trường luôn mang đến sự bất ngờ bí hiểm cho nhà đầu tư. Rất ít người biết Soros sẽ làm gì tiếp theo trong một thương vụ và những điều ông giải thích hành động của mình cũng khoác lên mình vẻ kỳ bí như màn biểu diễn của ảo thuật gia đại tài.

Theo Soros, những nhận thức méo mó của chúng ta là một yếu tố quan trọng trong việc định hình các sự kiện. Chính điểm không hoàn hảo trong sự hiểu biết của con người là công cụ đầu tư hữu ích đối với ông.

Nhận ra niềm tin đôi khi làm cho con người hành động bất hợp lý và mù quáng, ông đã tìm ra nguyên lý cơ bản cho phương pháp đầu tư của mình.

Soros cho rằng điều mà “niềm tin muốn làm thay đổi hiện thực” trong một quá trình mà ông gọi là tính phản chiếu. Điều này được ông giải thích tường tận và nhấn mạnh trong cuốn sách được ông viết The Alchemy of Finance.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng đa số những người khác lại cho rằng cuốn sách quá khó hiểu, thậm chí họ còn cho rằng đây là cuốn sách không thể đọc nổi. Soros đã giải thích phương pháp của mình như sau:

“Cứ suy theo phản ứng của công chúng thì đúng là tôi không thành công trong việc thể hiện tầm quan trọng của tính phản chiếu. Chỉ có phần đầu trong luận cứ của tôi – rằng những xu hướng đang chiếm ưu thế sẽ ảnh hưởng đến giá cả thị trường – dường như là được lưu tâm. Tuy nhiên trong phần khác - xu hướng phổ biến trong một số tình huống có thể tác động lên cái gọi là nguyên tắc cơ bản và những thay đổi về giá thị trường sẽ gây ra những thay đổi về giá cả thị trường – thì dường như không được ai chú ý đến.”

Sáu dòng trên đã tóm lược tất cả những suy nghĩ căn bản của ông về thị trường. Nếu một nhà đầu cơ nắm bắt được “tính phản chiếu” mà ông đã cố gắng truyền tải, thì bước đi ngẫu nhiên của người đó trên thị trường có khi sẽ trùng với kế hoạch tiếp theo của nhà tư tưởng Soros.

Theo ttvn.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Geogre Soros: 'Quan điểm về thế giới của chúng ta đã bị bóp méo'

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc