top-banner-2

Thứ sáu, 30/05/2014, 14:54 GMT+7

Luật Hải quan sửa đổi - khắc phục hạn chế trong quản lý rủi ro

Viết bởi Kim Cúc   
Thứ sáu, 30/05/2014, 14:54 GMT+7

Quản lý rủi ro được áp dụng dựa trên đánh giá và lựa chọn kiểm tra có trọng điểm, minh bạch hoá hoạt động hải quan. Các quy định mới sẽ tạo điều kiện để cơ quan Hải quan khắc phục tình trạng gian lận, tạo điều kiện thuận lợi cho DN. Tuy nhiên, thực tế triển khai gặp không ít trở ngại.

 

Bất cập thực tế

Do hạn chế về thông tin trong xây dựng các danh mục rủi ro, hồ sơ rủi ro, hồ sơ DN và xây dựng các tiêu chí phân tích phục vụ cho việc phân luồng tờ khai cũng như việc phối hợp chặt chẽ trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng dẫn đến hiệu quả về quản lý rủi ro chưa cao. Tại Quảng Ninh, theo thống kê 3 năm trở lại đây, tại các chi cục hải quan trên địa bàn tỉnh này đều phát sinh các tờ khai hàng hóa XNK phải kiểm tra chuyên ngành. Đa phần các mặt hàng đều được kiểm tra tại cửa khẩu và giải phóng hàng ngay.

Tuy nhiên, đối với các mặt hàng XNK phải kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm thì các cơ quan kiểm tra chuyên ngành đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chỉ đủ điều kiện và được chỉ định kiểm tra được một ít nhóm hàng (phân bón, đồ chơi trẻ em, thép xây dựng...) nên DN phải chuyển đến các đơn vị được các bộ, ngành chỉ định kiểm tra tại Hải Phòng hoặc Hà Nội, do đó đã phát sinh chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa, thời gian chờ kết quả, rồi lại chuyển kết quả kiểm tra ra cửa khẩu để hoàn thành thủ tục hải quan… khiến DN mất rất nhiều thời gian.

Tại Lạng Sơn, hàng hóa XNK rất đa dạng. Có những mặt hàng NK vừa phải thực hiện kiểm dịch vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm nên thời gian chờ lâu trong khi tại một số cửa khẩu chưa có kho hàng, bãi hàng chuyên dụng, đủ điều kiện để lưu giữ hàng hóa của DN nên nhiều DN phải mang hàng về bảo quản trong quá trình chờ kiểm tra. Việc bảo quản này phân tán nhiều nơi nên hải quan gặp rất nhiều khó khăn. Cục hải quan Lạng Sơn kiến nghị cần tích hợp tính năng trên hệ thống quản lý rủi ro của toàn ngành để cảnh báo về tình trạng DN tạm dừng mang hàng về bảo quan. Bên cạnh đó, để tránh trường hợp DN lợi dụng tự ý đưa hàng hóa tiêu thụ vào thị trường nội địa trong thời gian chờ thông quan cần có cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành để phối hợp quản lý đối với hàng kiểm tra chuyên ngành có vi phạm, quyết định xử lý vi phạm.

vhdn-hai-quan

Để khắc phục các hạn chế đang tồn tại trong quản lý rủi ro, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã bổ sung quy định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

Chờ dự thảo Luật

Để khắc phục các hạn chế đang tồn tại trong quản lý rủi ro, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi đã bổ sung quy định về nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan... tại Điều 16 và 17, khắc phục những hạn chế của Luật Hải quan hiện hành quy định: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh...

Tại Điều 17 về Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan quy định: Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro để quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hỗ trợ các hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Bên cạnh đó, dự thảo Luật Hải quan sửa đổi còn bổ sung nội dung về quản lý rủi ro, đảm bảo tương thích với Luật Quản lý thuế và để đảm bảo áp dụng quản lý rủi ro một cách đầy đủ, có hiệu quả, phù hợp với các Chuẩn mực nêu trên của Công ước Kyoto sửa đổi.

Do vậy, các quy định mới sẽ tạo điều kiện để cơ quan Hải quan tập trung lực lượng ở những nơi có rủi ro cao, giảm lực lượng ở những nơi có rủi ro thấp, khắc phục tình trạng gian lận, góp phần đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho DN trên cơ sở phương pháp quản lý hải quan hiện đại.

 Theo DDDN


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Luật Hải quan sửa đổi - khắc phục hạn chế trong quản lý rủi ro

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc